1. Bounce rate là gì?

Bounce rate hay tỷ lệ thoát trang là phần trăm số phiên truy cập chỉ truy cập duy nhất một trang trên website, sau đó rời đi ngay mà không nhấn vào bất kỳ nội dung nào khác.

Bounce rate được xem là một chỉ số quan trọng trên website bởi:

  • Dựa vào Bounce rate bạn có thể biết được mức độ hài lòng của khách hàng khi truy cập vào trang web. Bounce rate tăng cao chứng tỏ nội dung trên website của bạn không đáp ứng được trải nghiệm người dùng, không hấp dẫn được họ ở lại lâu hơn.
  • Đi đôi với việc trải nghiệm người dùng bị giảm chính là chất lượng website kém. Và Google không hề thích những trang web này, nên rất khó để có vị trí cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
  • Một điều quan trọng khác, khi khách hàng lần lượt rời khỏi trang ngay khi vào website, sẽ rất khó để thuyết phục họ tạo ra tỷ lệ chuyển đổi. Cho nên, tối ưu tỷ lệ thoát trang ở mức thấp nhất chính là cách để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

2. Bounce rate bao nhiêu là tốt?

Liệu một website có bounce rate cao là một website tệ?
Liệu một website có Bounce rate cao là một website tệ?

Mọi website đều có Bounce rate, tuỳ vào loại hình và lĩnh vực website hoạt động mà Bounce rate sẽ cao hoặc thấp. Tuy nhiên Bounce rate nên nằm trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 60%.

Có những website thuộc dạng tin tức, được nhiều người vào đọc mỗi ngày. Họ đọc hết bài này đến bài khác, nên Bounce rate sẽ thấp. Còn lại hầu hết là những website được tìm kiếm trên Google, hoặc thấy trên các trang quảng cáo, thì Bounce rate sẽ cao hơn nhiều.

Tâm lý của người xem vào website của bạn thông qua tìm kiếm trên Google

Sau khi khách hàng đã đọc được thông tin cần tìm, họ sẽ thoát ra khỏi website mà không đọc tiếp nữa. Điều này cũng giống như các chương trình tìm kiếm cứu nạn, khi đã tìm được toàn bộ nạn nhân, chương trình cũng sẽ kết thúc. Hiểu được vấn đề này, bạn sẽ không quá lo lắng nếu Bounce rate cao.

3. Nguyên nhân làm Bounce rate tăng cao

Nguyên nhân khiến bounce rate tăng là gì?
Nguyên nhân khiến bounce rate tăng là gì?

Để giảm được Bounce rate, chúng ta phải biết vì sao Bounce rate lại tăng cao? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến làm cho tỷ lệ thoát trên trang tăng.

Tốc độ tải trang chậm

Bạn đang nghĩ tốc độ tải trang tăng lên 1s hay 2s là con số không đáng kể? Điều này hoàn toàn sai, bởi thời gian chờ đợi thêm vài giây trên website sẽ khiến khách hàng rời đi ngay lập tức, dẫn đến tình trạng Bounce rate tăng cao.

Tốc độ tải trang còn là một trong những yếu tố để Google đánh giá kết quả xếp hạng tìm kiếm, nên việc theo dõi và cải thiện tốc độ tải trang thường xuyên sẽ tác động tốt đến SEO và tỷ lệ thoát trang.

Nội dung trên website không chất lượng

Sáng tạo nội dung trên website chính là đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Nếu nội dung của bạn không làm thỏa mãn nhu cầu này, họ sẽ rời bỏ website ngay lần đầu truy cập để tìm một nội dung tốt hơn.

Ngược lại, nội dung trên website chất lượng không chỉ giữ chân được khách hàng lâu hơn, mà còn lôi cuốn và dẫn dắt họ đọc thêm nhiều bài viết.

Trải nghiệm người dùng trên website kém

Bố cục, màu sắc, hình ảnh, cách trình bày… trên chính website của bạn đóng vai trò quan trọng trong quyết định ở lại hay rời đi của khách hàng.

Bạn muốn đưa ra tất cả những gì mình nghĩ sẽ mang lại giá trị hữu ích, nhưng đôi khi nó lại “phản tác dụng”, trở nên rườm rà, rối mắt và không hướng đến bất kỳ mục đích nào cho người dùng. Do đó, một website quá rườm rà về màu sắc, bố cục sắp xếp không cân đối rất dễ làm tỷ lệ thoát tăng cao.

Tiêu đề và mô tả khác xa nội dung

Đánh lừa khách hàng bằng việc đặt tiêu đề và mô tả bài viết khá hấp dẫn, nhưng nội dung bên trong lại không liên quan là cách làm tồi tệ khi xây dựng nội dung.

Ở bước đầu tiên, có thể bạn sẽ hấp dẫn được khách hàng truy cập vào nội dung này. Nhưng chắc chắn họ sẽ rời trang ngay lập tức vì không thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm thông tin.

Trang web không có liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ sẽ dẫn dắt khách hàng đi từ bài viết này đến bài viết khác, cải thiện được tỷ lệ thoát một cách đáng kể. Vì vậy, không gắn liên kết nội bộ cho bài viết trên website là một thiếu sót nghiêm trọng. Người dùng không biết phải làm gì tiếp theo sau khi đọc xong bài viết của bạn.

Website bị lỗi kỹ thuật

Bounce rate trên website của bạn bất ngờ tăng cao, đây có thể là dấu hiệu cho thấy website đang gặp phải một số lỗi kỹ thuật, dẫn đến việc không tải được trang web.

Nếu gặp phải trường hợp này, bạn hãy kiểm tra xem các trang có tỷ lệ thoát tăng cao có đang gặp phải lỗi 404, lỗi javascript, lỗi plugin,… hay không nhé!

4. Làm sao để giảm Bounce rate?

Thông thường, blog của chúng ta sẽ có khá nhiều bài viết, trong đó sẽ chia làm 2 loại chính:

    • Các bài viết giải đáp thắc mắc của người tìm kiếm trên Google.
    • Các bài viết đưa ra những vấn đề mới lạ, chưa ai có ý niệm để tìm kiếm.

Nguyên tắc 1

Bạn là một người thích viết và mong muốn website có những nội dung độc đáo. Tuy nhiên nếu nội dung trên website đều là những bài kiến thức mới, quan điểm mới, sẽ không thể thu hút lượng truy cập từ những người tìm kiếm Google, vì họ chưa biết đến những điều này.

Do đó, phần blog nên có khoảng 70-80% bài viết có khả năng search được, và 20-30% còn lại là dành cho những nội dung mới lạ.

Sau khi bạn điều chỉnh lại hướng phát triển nội dung, bạn sẽ thấy lượng truy cập website tăng lên.

Nguyên tắc thứ 2

Khi khách hàng đọc được thông tin cần tìm sẽ thoát khỏi website, nhưng làm sao níu chân họ lại được?

Bạn sẽ giữ khách truy cập ở lại bằng những bài viết có nội dung mới lạ, hãy đặt link những bài viết này trong các nội dung hữu ích mà người dùng có thể tìm kiếm được.

Lưu ý: Đặt tiêu đề bài viết thật thu hút để gây sự chú ý cho người đọc.

Nguyên tắc 3

Bản thân nội dung được search phải đủ hay, để rồi sau đó khi bạn liệt kê những bài viết khác, người đọc sẽ tự tin xem tiếp nội dung.

Do đó, để giảm Bounce rate, chúng ta nên tập trung nhiều vào chất lượng bài viết hơn, thay vì phát triển số lượng một cách tràn lan.

Nguyên tắc 4

Nội dung hay nhưng trình bày xấu sẽ kéo chất lượng của cả một bài viết đi xuống. Một số quy tắc trình bày bạn nên lưu ý là:

  • Bài viết nên kèm theo ít nhất 3 hình minh hoạ với số lượng khoảng 1000 từ. Hình ảnh giúp nội dung sinh động, người xem có cảm tình với bài viết hơn.
  • Hình ảnh nặng góp phần khiến trang web load chậm. Kích thước hình nên khoảng 500px đến 700px, nặng tối đa khoảng 100KB.
  • Phân cách các đoạn nội dung, tránh viết dính chùm.
  •