Một trong những nghành nghề HOT và được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2020 đó là Content Creator. Vậy bạn đã biết Content Creator là gì? Tại sao công việc này lại hot hit như vậy ? và bí quyết để trở thành một Content Creator thành công là gì ?

Nếu chưa thì bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này, từ đó bạn đọc có thể dễ dàng định hướng và chọn cho mình việc làm Content Marketing phù hợp nhất nha.

Content Creator là gì?

“Content creator” là người tận dụng khả năng sáng tạo vào việc sản xuất nội dung trên các phương tiện truyền thông để thu hút khán giả.

Họ luôn mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho người xem qua sự sáng tạo nội dung của mình, thông qua câu chuyện, đoạn văn, video Youtube,...

Content Creator là gì

Khác biệt giữa Content Creator với Content Writer, Copy Writer

Khác với content writer chỉ thiên về viết lách trên blog, viết bài sản phẩm/dịch vụ hay copywriter chỉ thiên về viết lời quảng cáo, slogan,... Content creator đa năngvà làm được nhiều việc hơn rất nhiều. Họ có thể là nhà văn, người hay viết lách, beauty bloggers, youtuber hay blogger…

Content creator hay còn được gọi là "nhà sáng tạo nội dung" có thể đóng góp bất kỳ nội dung nào sau đây:blog, tin tức, hình ảnh, video, âm thanh, email, cập nhật xã hội và các nội dung liên quan khác.

Ví dụ, như trong năm 2020 nhiều người làm Content Creator được vinh danh ở hạng mục Youtube như : Giang ơi, Khoai Lang Thang, 1977 Vlog,...

content creator

Tại sao cần phải sáng tạo nội dung ?

  1. Trong mội trường kinh doanh khốc liệt như ngày nay, chỉ có sự sáng tạo khác biệt mới giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ
  2. Giữa hàng triệu kết quả tìm kiếm của Google, website doanh nghiệp bạn chỉ có vài giây để lọt vào mắt xanh của khách hàng.
  3. Giữa triệu người trên facebook, nếu bạn để profile của mình quá tẻ nhạt và khô khan thì thử hỏi ai sẽ hứng thú tìm hiểu bạn là ai?

Vì vậy, sáng tạo nội dung đối với một doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng, nếu bạn không có ý định dùng đến nó, thì bạn đã cho đối thủ thêm cơ hội để đánh bại mình rồi!

Các công việc của một Content Creator

Trong một công ty, nhiệm vụ chính của “content creator” chính là đảm nhiệm hết phần “chữ” cho các ấn phẩm truyền thông: kịch bản, lời thoại, slogan, bài đăng social media, nội dung Email Marketing, nội dung website, tạp chí,... và… một số việc không tên khác… như:

  1. Lên ý tưởng, xây dựng chiến lược, lập kế hoạch cho các dự án, chiến dịch truyền thông và thực thi.
  2. Phối hợp cùng bộ phận designer, video production,... để hoàn thành các ấn phẩm. Hoặc nếu đội đó quá bận, mà bạn lại có tài thì bạn có thể kiêm luôn designer và làm production luôn.
  3. Nhiều lúc rảnh rỗi (không rảnh cũng làm), sẽ hỗ trợ tạo quảng cáo trực tuyến, chạy cả event, ôm luôn cả tổ chức sản xuất,...
  4. Nếu bạn làm quản lý, thì bạn còn thêm một số công việc khác như phân bổ quản lý công việc trong nhóm, kiểm duyệt bài, lên kế hoạch đào tạo nhân sự, đánh giá đo lường hiệu quả,...

Hoặc ngoài ra xu thế hiện nay, nhiều content creator làm độc lập và tự xây dựng thương hiệu cá nhân của mình, họ tự làm tất cả những công việc như trên. Và khi họ có thương hiệu cá nhân và nổi tiếng trên Internet, họ có thể trở thành Influencer và được các nhãn hàng/công ty mời để quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của họ.

Những kỹ năng mà một Content Creator cần có

Ai cũng sẽ có thể trở thành một Content Creator được, nhưng để trở thành một Content Creator tốt và ảnh hưởng lại là một chuyện rất khác. Họ cần có những kỹ năng quan trọng cần thiết để thành công trong nghề này

Kỹ năng đọc - viết ngôn ngữ

Muốn trở thành content creator trước tiên bạn nên học viết content trước để có kỹ năng viết cơ bản đáp ứng yêu cầu của một content creator, bạn cần tạo được cho mình một phong cách riêng và biết đặt thả "chữ" cho hiểu quả.

Mỗi một ngành nghề, mỗi một độ tuổi hay một chân dung khách hàng, bạn sẽ cần lựa chọn những từ ngữ khác nhau để thể hiện được đúng insight của khách hàng. Để làm được điều này, quan trọng nhất, bạn phải có vốn từ vựng phong phú và khả năng sử dụng từ ngữ “thần sầu”.

Vậy nên bạn cần rèn luyện những thói quen tốt như đọc nhiều sách, sản xuất nội dung thưởng xuyên bất kể hình thức nào để tăng nên khả năng ngôn ngữ của mình.

Kỹ năng quan sát

“Quan sát” ở đây không chỉ là dùng thị giác để ngắm nhìn thế giới, mà hãy dùng tất cả mọi giác quan trên cơ thể, để cảm nhận những vấn đề nhỏ nhặt nhất của cuộc sống.

Cái hay của một người làm creator giỏi không nằm đến từ việc người đó sáng tạo ra cái mới hoàn toàn, mà đó là việc họ biết biến những điều bình thường nhất thành những điều mới lạ. Để có thể làm được điều đó, kỹ năng quan sát, nhìn nhận vấn đề mà điều vô cùng quan trọng.

Kỹ năng tư duy hình ảnh

Trong thời điểm mà content đang ngày càng phát triển hiện nay, việc có một ấn phẩm đẹp hỗ trợ cho nội dung tiếp cận được nhiều khách hàng hơn là điều hiển nhiên.

Do đó, không có gì lạ nếu đòi hỏi ở một content creator kỹ năng tư duy hình ảnh. Hãy cố gắng trau dồi khả năng thẩm mỹ, tư duy hình ảnh và các nguyên tắc thị giác cơ bản để sẵn sàng làm việc

Kỹ năng sáng tạo

Vai trò của sáng tạo trong marketing nói chung và content nói riêng là không thể bàn cãi rồi. Những campaign đầy sáng tạo là một trong những thành công giúp sản phẩm tiếp cận với khách hàng một cách gần gũi nhất.

Do đó, kỹ năng sáng tạo cũng là một trong những kỹ năng cần có của content creator. Nhưng cũng như mình đã nói ở trên, để sáng tạo thành công, quan trọng nhất là bạn phải tìm ra những sự khác biệt ở ngay những điều gần gũi nhất của cuộc sống.

Ngoài những kỹ năng nói trên, content creator còn cần những kỹ năng làm việc cơ bản như: teamwork, time management, critical thinking,... và quan trọng nhất, đó là TIẾNG ANH.

Một số thuật ngữ truyền thông cần biết cho beginner:

  1. Audience - công chúng / customer - khách hàng / consumer - người tiêu dùng /shopper - người mua hàng
  2. Brand - thương hiệu (tìm hiểu thêm về brand awareness and brand share nè ^^)
  3. Brief - bản yêu cầu sáng tạo (thứ kết nối account, designer and content)
  4. Campaign - chiến dịch marketing - truyền thông
  5. Insight - sự thật ngầm hiểu của khách hàng
  6. Concept - ý tưởng chủ đạo
  7. Idea - ý tưởng thể hiện
  8. Key message - thông điệp chủ đạo
  9. Key visual - hình ảnh xuyên suốt
  10. Slogan - khẩu hiệu
  11. Headline - tiêu đề
  12. Budget - ngân sách truyền thông
  13. KPI - key performance indicator (thứ gây quyền sinh quyền sát tới tiền lương mỗi tháng, bạn có thể tìm hiểu thêm về traffic, reach, engagement,..)
  14. Proposal - bản đề xuất (thứ "khoe mẽ" những gì mình sẽ làm với client)
  15. Plan - kế hoạch
  16. Pitching - đấu thầu hợp đồng (sự mệt mỏi của cả team khi phải đi presentation idea của mình cho client)
  17. Seeding - gieo mầm (chính là hành động comment and post bài dạo trên social media)