Trong quá trình tư vấn thiết kế website, VietnamPedia nhận được rất nhiều thắc mắc từ khách hàng về việc giải thích "module website là gì?" Đây cũng là điều dễ hiểu bởi có lẽ rất ít khách hàng biết tới thuật ngữ này nếu không làm trong lĩnh vực liên quan tới công nghệ, máy móc...

Trước hết để hiểu một cách rõ ràng module trong thiết kế website là gì thì chúng ta hãy cùng nhắc lại:

Khái niệm module là gì?

Module là đơn vị cấu thành nên tổng thể. Một Module sẽ đảm nhiệm và giữ một chức năng nhất định trong quá trình hoàn thiện tổng thể.

Một ví dụ minh họa dễ hiểu như sau: Ở trong 1 công ty sẽ có các phòng ban như: phòng tài chính, kinh doanh, nhân sự, phòng kỹ thuật. ... các phòng sẽ có nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Khi đó mỗi phòng sẽ được gọi là 1 module, tất cả các module này sẽ cùng hoạt động và tạo nên sự vận hành của toàn công ty.

Vậy module website là gì?

Module trong thiết kế website, được dùng để chỉ một chuyên mục trong website được chia làm nhiều thành phần bổ trợ cho nhau, cùng chung một chức năng giống nhau. Kết hợp các module này với nhau bạn sẽ có được một website hoàn chỉnh nhất.

Module là thành phần quan trọng cấu thành nên website

Nói một cách dễ hiểu như sau: Website là tập hợp các phần tử và chức năng khác nhau. Nếu như phần hiển thị giao diện bên ngoài là các thiết kế về bố cục layout như header, menu, footer, content, sidebar tạo nên một hình hài website. Thì module là từng phần chức năng bên trong website ghép lại giúp website của bạn vận hành trơn tru.

  • Module website chính là một chức năng mà người lập trình tạo ra để người quản trị website có thể dễ dàng sử dụng và làm việc trong admin của website đó.
  • Các module được các lập trình viên website code và sắp xếp hiển thị nội dung theo yêu cầu của bạn.
  • Thông thường một module web sẽ bao gồm một hoặc nhiều trang liệt kê nội dung (tùy theo cấp dữ liệu) và các trang chi tiết để hiển thị chi tiết về nội dung

Ví dụ về module website:

Bạn đang dự định thiết kế một website bán hàng có các chức năng sau:

  • Chức năng quản lý hàng tồn kho
    • Chức năng quản lý hàng tồn kho theo ngày
    • Chức năng quản lý hàng tồn kho theo chủng loại
    • Chức năng quản lý hàng tồn kho theo giá
  • Chức năng quản lý danh sách khách hàng
  • Chức năng quản lý nhân viên.

==> Thì mỗi chức năng ở trên chính là một module website. Như vậy có thể thấy, module website là những đơn vị được chia nhỏ tới mức bạn có thể quản lý và nhìn thấy được.

Các module website cơ bản:

Một website thông thường sẽ gồm các module cơ bản như sau: Module trang chủ, module giới thiệu, module sản phẩm, module dịch vụ, module tin tức module liên hệ, module tìm kiếm, module menu, module slide….

Các module website chuyên biệt

Các loại website khác nhau sẽ có những module chuyên biệt để phục vụ mục đích của website đó.

Một website bán hàng thì có các module chuyên biệt như: Module giỏ hàng, quản lý sản phẩm. Trong module quản lý sản phẩm thì sẽ chia nhỏ ra module quản lý danh sách sản phẩm, module quản lý chi tiết sản phẩm, module quản lý nhóm sản phẩm ( sản phẩm mới, sản phẩm giảm giá,...)

Một website bất động sản thì có module chuyên biệt như: quản lý dự án bất động sản. Trong module này sẽ lại chia nhỏ thành nhiều module khác để dễ quản lý như module hiển thị dự án theo tình trạng giá giảm dần, theo ngày, theo phân khúc cao cấp hay bình dân. Những module này giúp thông tin dự án được trình bày một cách rõ ràng, sinh động và trực quan. Khách truy cập vào sẽ dễ dàng tìm thấy những gì mình muốn biết về dự án đó. Người quản lý website cũng dễ dàng chỉnh sửa mỗi khi muốn thêm, bớt một tính năng nào đó, ví dụ thay đổi giá cả chẳng hạn.

Cũng giống như bạn chơi xếp hình chó và mèo. Các mảnh ghép chính là các module. Bạn phải tìm đúng và đủ các mảnh ghép đặc trưng của con chó mới xếp ra được bức hình để người khác nhìn vào sẽ nhận ra ngay đó là con chó chứ không phải con mèo :)

Module giống như mảnh ghép trong trò chơi xếp hình