CDN là gì?
CDN viết tắt của Content Delivery Network là mạng lưới máy chủ lưu giữ bản sao của các nội dung tĩnh bên trong website và phân phối đến nhiều máy chủ PoP. Mạng lưới máy chủ CDN được đặt ở khắp mọi nơi trên toàn cầu. Từ PoP (Points of Presence), dữ liệu sẽ tiếp tục được gửi đến người dùng cuối. Thông qua CDN, bản sao nội dung trên máy chủ gần nhất sẽ được trả về cho người dùng khi họ truy cập website. Vậy điểm khác nhau khi sử dụng và không sử dụng CDN là gì?
So sánh website sử dụng CDN và không sử dụng CDN
Đối với những website không áp dụng mô hình CDN, dữ liệu sẽ được lưu trữ tại một máy chủ trung tâm và được phân phối từ đó. Vì vậy, thời gian tải website phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của máy chủ này. Trong khi đó, với website sử dụng CDN, dữ liệu sẽ được trả về cho người dùng thông qua máy chủ gần nhất trong mạng lưới. Vì vậy, tình trạng tắc nghẽn do lưu lượng truy cập quá tải sẽ không xảy ra.
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng CDN
Ưu điểm CDN là gì?
- CDN nâng cao trải nghiệm người dùng, thuận lợi cho SEO. Với hình thức giao dịch dữ liệu qua hệ thống máy chủ, CDN mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi truy cập website. Không chỉ giải quyết tình trạng “thắt cổ chai” giữa client và server, CDN còn tối ưu hóa băng thông, đẩy nhanh tốc độ truy cập và truyền tải dữ liệu.
- Tiết kiệm: CDN giúp giảm tải băng thông và dung lượng lưu trữ cho máy chủ gốc, đồng thời, tiết kiệm chi phí so với việc mua thêm băng thông ở host. Với mạng lưới máy chủ phân tán, CDN cho phép mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu và tăng độ tin cậy lẫn thời gian phản hồi của website.
- Bảo mật: CDN hoàn toàn có khả năng ngăn chặn website của bạn khỏi các cuộc tấn công. Bởi vì cơ sở hạ tầng cốt lõi CDN lúc này được bảo vệ bởi Firewall. Hầu hết các CDN được xây dựng bằng kiến trúc phân tán. Do đó, nó có khả năng làm giảm thiểu mọi cuộc tấn công DDoS. Nhờ tính năng ẩn IP thật, CDN sẽ góp phần bảo mật địa chỉ IP khiến những kẻ tấn công không thể tìm được IP của bạn
Nhược điểm CDN là gì?
Tuy nhiên, việc sử dụng CDN vẫn tồn tại một số hạn chế. Trong đó, tốc độ tải trang là “con dao hai lưỡi”. Nếu CDN không có PoP đặt gần vị trí của người dùng thì tốc độ truy cập website của bạn tại đó sẽ chậm hơn so với bình thường.
Một số hình thức CDN phổ biến?
Dịch vụ CDN sẽ bao gồm một số hình thức phổ biến như:
- Pull HTTP/Static: Sau khi khai báo tên miền của website cần sử dụng CDN hoặc IP máy chủ. Các PoP CDN sẽ tự động truy cập tới website và lưu lại bản sao nội dung tĩnh bên trong. Sau đó, bạn có thể truy cập tập tin trên website với đường dẫn CDN được cung cấp hoặc sử dụng tên miền riêng cho CDN.
- POST/PUSH/PUT/Storage CDN: Bạn sẽ tải thẳng các nội dung cần phân phối qua CDN lên máy chủ thông qua các giao thức phổ biến như FTP hoặc HTTP. Hình thức này sẽ giúp bạn tiết kiệm không gian lưu trữ của máy chủ.
- Streaming CDN: Phương thức này sẽ giúp CDN phân phối nội dung phát live trực tuyến video (streaming). Từ máy chủ cho người dùng để tiết kiệm băng thông từ máy chủ streaming gốc.
Khi nào cần dùng CDN?
Không phải website nào cũng cần sử dụng CDN. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách áp dụng CDN vào website, quá trình đó sẽ đem lại hiệu quả cao. CDN thực sự hữu ích khi:
- Máy chủ của website đặt xa người dùng.
- Lượt truy cập lớn, tốn nhiều băng thông.
- Có nhiều lượt truy cập từ nhiều quốc gia khác nhau.
- Sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver.
Lưu ý gì khi chọn dịch vụ CDN?
Hầu hết các khách hàng khi chọn dịch vụ CDN đều lưu ý đến hệ thống PoP. Tốt nhất thì bạn nên chọn các dịch vụ CPN có hỗ trợ PoP ở những quốc gia có nhiều người dùng nhất.
Điều thứ 2 mà bạn cần quan tâm đó chính là giá cả và phương thức thanh toán. Bởi vì có thể bạn sẽ phải làm việc với những nhà cung cấp quốc tế. Do đó vấn đề thanh toán và giá cả phần nào cũng tương đối phức tạp. Ngoài ra, hình thức thanh toán như thế nào cũng là một trong những vấn đề rất đáng được quan tâm. Bạn có thể chọn hình thức sử dụng bao nhiêu trả bấy nhiêu, hoặc là trả cố định theo tháng, theo năm hay theo quý tùy vào khả năng của bạn như thế nào.
Đăng ký dịch vụ CDN ở đâu?
Cloudfare là một trong những tài nguyên cung cấp CDN tiêu biểu
Một số nhà cung cấp phổ biến dùng để cung cấp dịch vụ CDN có thể kể đến như Cloudflare. Đây là dịch vụ proxy có hỗ trợ CDN phổ biến. Thường được áp dụng đối với những website đặt host tại nước ngoài. Dịch vụ này sẽ giúp cho việc tối ưu website được nâng cao lên rất nhiều.
Bên cạnh Cloudflare, bạn có thể lựa chọn Photon. Đây là một dịch vụ dành riêng cho người sử dụng website WordPress có cài đặt plugin JetPack. Photon sẽ hỗ trợ việc đưa các tập tin và hình ảnh trên website về máy chủ CDN của Photon.
Bên cạnh đó, một số các dịch vụ CDN đáng tin cậy có thể kể đến như là Amazon Cloudfront, MaxCDN, CDN 77, Akamai CDN... Đây đều là những dịch vụ CDN phổ biến nhất hiện nay, góp phần đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
Một số câu hỏi phổ biến khi sử dụng CDN mà khách hàng cần tham khảo?
Dưới đây là một số các câu hỏi phổ biến về CDN nhằm hỗ trợ cho người dùng được tốt hơn:
- Website nào nên dùng CDN?
- CDN giúp tăng tốc website như thế nào?
- CDN có an toàn hay không?
- Sự khác nhau giữa VPN và CDN là gì?
- CDN có giống với hosting?
- CDN có hoạt động với thiết bị di động hay không?
- Các CDN có giống nhau không?
Hãy cùng Mắt Bão giải đáp lần lượt từng thắc mắc.
Website nào nên dùng CDN?
Hầu hết tất cả các website hiện nay đều nên dùng CDN. Ngoại trừ những website với mục đích giới thiệu doanh nghiệp thông thường. Đối với những website hoạt động để phục vụ việc truy cập người dùng, bạn được khuyến khích sử dụng CDN.
CDN giúp tăng tốc website như thế nào?
CDN giúp tăng tốc website bằng cách tăng tốc độ hiển thị CSS, Javascript, hình ảnh và video một cách nhanh nhất.
CDN có an toàn hay không?
Nếu bạn lựa chọn những dịch vụ CDN uy tín thì đảm bảo 100% an toàn.
Sự khác nhau giữa VPN và CDN là gì?
VPN giúp ẩn đi danh tính của end – user. VPN sử dụng một máy tính khác làm điểm truy cấp đến máy chủ của website. Việc này giúp người dùng có thể truy cập được tới nội dung bị chặn tại địa điểm của họ. Những nội dung này sẽ không bị chặn ở máy chủ VPN.
CDN có giống với hosting?
Rất nhiều khách hàng thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Hosting được xem là một kho chứa toàn bộ hàng hóa phục vụ nhu cầu khách hàng. Còn CDN hoạt động giống như là một trạm trung chuyển để đưa hàng hóa đến người dùng nhanh chóng hơn.
CDN có hoạt động với thiết bị di động hay không?
Chúng tương thích với bất kỳ thiết bị nào.
Các CDN có giống nhau không?
Tùy vào từng nhà cung cấp mà mỗi CDN sẽ có những hình thức khác nhau.
Trên đây là những kiến thức bạn cần biết về CDN. Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn đã nắm bắt được những thông tin hữu ích để lựa chọn CDN phù hợp cho website của bạn.