Điện toán đám mây là gì ?
Điện toán đám mây – cloud computing là gì ?
Thế nào là điện toán đám mây và có phải chúng ta đang ở thời đại của điện toán đám mây hay không ? Những dịch vụ công nghệ thông tin chúng ta đang thụ hưởng cái nào là áp dụng điện toán đám mây, cái nào không ? Khái niệm “điện toán đám mây – cloud computing xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc và DIGISTAR sẽ làm rõ khái niệm này với các bạn.
Theo cách hiểu đơn giản nhất, điện toán đám mây có nghĩa là lưu trữ, xử lý các dữ liệu và chương trình thông qua môi trường mạng (internet) thay vì môi trường máy tính vật lý. Từ “đám mây” là một ẩn dụ về môi trường mạng. Nó tạo nên và trình diễn những sơ đồ mạng lưới máy chủ khổng lồ trong một hạ tầng mạng nhằm ảo hóa quá trình xử lý, tạo nên truy xuất kết nối và thông tin giống như cách thức một đám mây tích tụ điện năng, trôi bồng bềnh và tạo mưa, sấm sét.
Hoạt động của điện toán đám mây thì khác hẳn cơ chế của phần cứng vật lý. Khi bạn lưu trữ dữ liệu hoặc chạy một chương trình trên phần cứng máy tính, nó được gọi là lưu trữ và điện toán nội bộ. Các thiết bị phần cứng (khái niệm quen thuộc) hỗ trợ bạn thực hiện công việc này, điều này cũng có nghĩa các thao tác truy xuất dữ liệu sẽ nhanh và dễ dàng (cho một máy tính hoặc nhiều máy tính trên cùng một hệ thống mạng nội bộ).
-
Tuy nhiên việc gián đoạn hoạt động của hệ thống phần cứng là vấn đề gây phiền toái, thiệt hại không nhỏ cho hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện toán. Và rất nhiều người đã hy vọng vào điện toán đám mây như một giải pháp khắc phục tình trạng trên.“Đám mây (Cloud) ” không chỉ bao gồm việc đặt một thiết bị phần cứng vào nơi chúng đang hiện diện mà còn bao gồm việc lưu trữ dữ liệu tại internet ở nhà hay văn phòng hay nhiều địa điểm khác như một đặc trưng nổi bật của nó.
-
Khi đã xem xét đến “cloud computing” nghĩa là bạn cần truy xuất dữ liệu và chương trình của bạn thông qua Internet hoặc tối thiểu bạn cần một dữ liệu được đồng bộ hóa từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trên mạng. Với một hệ thống kinh doanh lớn, bạn cần giám sát hoạt động của bộ máy công ty ở mọi nơi mọi địa điểm với nhiều phương thức truy cập khác nhau; Còn nếu như chỉ một người dùng cá nhân nhỏ lẻ thì bạn sẽ không bao giờ có thể biết được những biến cố, sự kiện liên tục đang xảy ra ở những nơi khác nhau bên ngoài phạm vi của bạn. Tóm lại, chỉ với 1 kết nối trực tuyến thì điện toán đám mây có thể làm được mọi thứ ở mọi nơi mọi địa điểm.
Đối tượng cá nhân và thương mại trong điện toán đám mây
Có một sự rõ ràng là DIGISTAR đề cập điện toán đám mây trên khía cạnh tác động tới hành vi người dùng cá nhân – mà hầu hết trong số họ đều có thói quen truy cập Internet ở nhà hoặc ở văn phòng làm việc của mình.
Khi đề cập tới điện toán đám mây trong hoạt động thương mại thì DIGISTAR cho rằng có một sự khác biệt lớn về khái niệm “Cloud”. Về thương mại thì khái niệm “Cloud Computing” được định nghĩa theo 3 khái niệm như sau :
Cuối cùng, khái niệm “Điện toán đám mây” mang ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều về thương mại ở thời điểm hiện tại. Theo thống kê của một tập đoàn tư vấn quản trị toàn cầu thì cho đến nay đã có khoảng trên 80% các công ty đa quốc gia và tập đoàn lớn trên toàn thế giới xác nhận rằng họ đã hoặc đang nghiêm túc cân nhắc việc sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây. Đồng thời tập đoàn này cũng công bố giá trị ước tính của thị trường điện toán đám mây có thể lên tới 100 tỷ đô la một năm.