Muốn doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ “sống khỏe” cần quản lý thế nào? Nhà quản lý cần tập trung vào những khía cạnh nào? Nguồn vốn, sản phẩm, nhân sự hay văn hóa dữ liệu…? Dưới đây đội ngũ Vietnampedia gợi ý bạn tham khảo những chia sẻ về quản lý doanh nghiệp siêu nhỏ của Sabrina Parsons – Giám đốc điều hành của Palo Alto Software (công ty cung cấp phần mềm quản lý kinh doanh LivePlan). Hy vọng nội dung hữu ích với bạn và doanh nghiệp.

1. Quản lý tiền mặt

Lý do hàng đầu dẫn đến doanh nghiệp nhỏ phá sản là thiếu vốn, kinh doanh không tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, nhà quản lý cần có kế hoạch cụ thể – ngắn hạn và dài hạn trong nguồn vốn cũng như thật sự hiểu về đòn bẩy trong kinh doanh.
Một số vấn đề cần tìm hiểu:

  • Doanh nghiệp bạn có mua hàng tồn không?
  • Thời gian khách hàng trả tiền cho bạn là bao lâu? Doanh nghiệp có dòng tiền âm không?
  • Doanh nghiệp có khoản vay nào không?
  • Nguồn cung thế nào? ….

2. Phát triển văn hóa dữ liệu

Dữ liệu đến từ nhiều hệ thống khác nhau đòi hỏi sự cộng tác giữa nhiều bộ phận. Trong văn hóa dữ liệu, mọi người có chung mục đích: sử dụng dữ liệu để cải thiện tổ chức.

Đặc biệt trong công việc kinh doanh – luôn đòi hỏi những quyết định có tính chắc chắn, rõ ràng. Khi xây dựng được nguồn dữ liệu nhất định trong doanh nghiệp, bạn có thể theo dõi và sử dụng dữ liệu, các chỉ số hiệu suất như KPI để đưa ra các quyết định kinh doanh, đưa doanh nghiệp đi đúng hướng.

3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh tinh gọn

Điều quan trọng trong doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ là cần có chiến lược, kế hoạch kinh doanh cụ thể và có thể đo lường. Sabrina Parsons đề xuất các doanh nghiệp nhỏ tham khảo xây dựng kế hoạch kinh doanh tinh gọn.
Kế hoạch kinh doanh tinh gọn bảo tồn các yếu tố trong cách lập kế hoạch kinh doanh truyền thống, đồng thời cung cấp sự nhanh nhẹn và linh hoạt trong cách tiếp cận tinh gọn.

Kế hoạch kinh doanh tinh gọn gồm các thành phần chính như:

  • Tóm tắt điều hành
  • Kế hoạch tài chính
  • Kế hoạch hành động
  • Theo dõi hiệu suất.

4. Hiểu lợi nhuận trên tất cả các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp nhỏ chỉ nắm được lợi nhuận chứ không rõ chi tiết từng sản phẩm và dịch vụ riêng lẻ đang đóng góp hay làm giảm lợi nhuận như thế nào?

Ví dụ cụ thể, một doanh nghiệp trị giá 20 triệu đô la nhưng chỉ kiếm được khoảng 110.000 đô la lợi nhuận. Hóa ra khi họ đào sâu vào lĩnh vực kinh doanh, họ có nhiều dòng sản phẩm đang kéo lợi nhuận xuống do tỷ suất lợi nhuận khủng khiếp. Nếu họ loại bỏ những dòng sản phẩm đó, họ sẽ chỉ kiếm được khoảng 13 triệu đô la doanh thu, nhưng lợi nhuận thực tế hơn 1 triệu đô la.

5. Cần có chiến lược tuyển dụng và giữ chân nhân tài

Là nhà quản lý, hãy dành thời gian để định hướng văn hóa công ty và đưa văn hóa đó vào tuyển dụng. Bên cạnh đó cân nhắc những chính sách phúc lợi để giữ chân nhân tài. 

6. Trao đổi, thấu hiểu khách hàng

Giám đốc điều hành của Palo Alto Software đề xuất, nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ nên thường xuyên trò chuyện với khách hàng của mình để hiểu họ đang hài lòng hoặc không hài lòng những điểm nào trong doanh nghiệp của bạn, nhu cầu của họ là gì?…

7. Biết và hiểu đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp

Biết Mình Biết Người Trăm Trận Trăm Thắng. Bạn nên thường xuyên theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh, hiểu họ đang làm gì, cách doanh nghiệp họ tiếp thị và định giá sản phẩm.

8. Tăng cường hoạt động tiếp thị nhằm mang lại ROI (Return on Investment)

Nhiều doanh nghiệp nhỏ thường bỏ qua, hoặc ít đầu tư cho hoạt động marketing. Kỷ nguyên số, doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào Marketing đặc biệt là tiếp thị số. Nhà quản lý có thể bắt đầu tìm hiểu về tiếp thị số qua công cụ Google Analytics – để hiểu khách hàng đang tìm kiếm gì trên trang web của bạn, những thông tin nào trên website được nhiều người quan tâm…

9. Xác định rõ sứ mệnh của doanh nghiệp

Bên cạnh các mục tiêu về bán hàng & lợi nhuận, nhiều khách hàng hiện nay mua hàng vì họ ủng hộ thông điệp và sứ mệnh của một doanh nghiệp nào đó. Cụ thể, một bộ phận người tiêu dùng ngày nay chuyển sang sử dụng sản phẩm quần áo, đồ gia dụng… vì những sản phẩm đó mang thông điệp bảo vệ môi trường.

Trên đây là một số gợi ý giúp gợi mở những định hướng mới trong quản lý doanh nghiệp siêu nhỏ. Dựa trên 9 kinh nghiệm từ CEO trên, quản lý cân nhắc áp dụng để doanh nghiệp “sống khỏe” hơn. Ngoài ra, Vietnampedia đề xuất bạn tìm hiểu công cụ số hóa quản trị và vận hành nội bộ công ty – hỗ trợ quản lý công việc và dự án, hiệu suất nhân sự, quản lý nhân sự, quản lý nội bộ hay quản lý khách hàng và bán hàng. Quản lý theo quy trình, dữ liệu tập trung thống nhất trên 1 nền tảng duy nhất giúp nhà quản trị tối ưu thời gian.