- Khái niệm Search Engine là gì?
- Search Engine hoạt động như thế nào?
- Cấu tạo của Search Engine
- Cơ chế hoạt động của Search Engine
- Top 10 Search Engine được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới
- Search Engine phổ biến nhất thế giới - Google Search (81.5%)
- Công cụ tìm kiếm của người dân Trung Quốc - Baidu (9.37%)
- Công cụ tìm kiếm Bing (5.29%)
- Yahoo (2.04%)
- Search Engine của Nga Yandex (0.83%)
- Search Engine đề cao quyền riêng tư DuckDuckgo (0.5%)
- Ask (0.42%)
- Công cụ tìm kiếm địa phương của Hoa Kỳ AOL (0.05%)
- Search Engine của Hàn Naver
- Dogpile (0.04%)
Mạng internet phát triển và phổ biến trên toàn thế giới đã mở ra một kỷ nguyên mới về công nghệ với hàng loạt các ứng dụng, phần mềm ra đời và search engine là một trong số đó. Search Engine hay Web Search Engine được đánh giá là một trong những phát minh quan trọng mang tính bước ngoặt về công nghệ, đi đầu trong lĩnh vực này là những ông lớn như Google, Bing,... Vậy cụ thể thì search engine là gì? Nó hoạt động như thế nào? Cùng VietnamPedia tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé:
Khái niệm Search Engine là gì?
Search Engine dịch ra tiếng việt có nghĩa là công cụ tìm kiếm là một chương trình tìm kiếm dữ liệu, thông tin trên mạng world wide web (WWW). Theo đó, người dùng sẽ nhập một từ khóa nào đó vào công cụ tìm kiếm và nhận trả về danh sách các trang web, hình ảnh, video,... có liên quan đến từ khóa được tìm kiếm. Danh sách nội dung được trả về này được gọi là trang kết quả của công cụ tìm kiếm SERP.
Bên cạnh đó, do dựa vào các thuật toán tìm kiếm và tiêu chuẩn tích hợp, Search Engine sẽ sắp xếp kết quả tìm kiếm theo một thứ tự nhất định và điều này không hề có sự can thiệp của con người, các kết quả tìm kiếm này còn được gọi là kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic Search Traffic)
Search Engine hoạt động như thế nào?
Qua phần đầu tiên, về sơ lược có lẽ bạn đã hiểu search engine là gì rồi đúng không nào. Vậy thì phần này, ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo của search engine cũng như cơ chế hoạt động của nó nhé.
Cấu tạo của Search Engine
Về cấu tạo chung thì Search Engine có thể được chia làm 3 bộ phận chính là:
- Bộ phận thu thập dữ liệu (Crawling): Bộ phận này có nhiệm cụ thu thập, khám phá nội dung, thông tin được đăng tải trên website.
- Bộ phận lập chỉ mục (Indexing): Phân tích dữ liệu và lưu trữ database
- Bộ phận xử lý tính toán và bảng kết quả tìm kiếm (Retrieval & SERF): Truy xuất thông tin từ những dữ liệu đã được index, trả về kết quả. Kết quả trả về sẽ được xử lý và hiển thị trên một bảng kết quả, bảng kết quả đó được gọi là SERF
Cơ chế hoạt động của Search Engine
Với 3 bộ phận chính vừa giới thiệu ở trên, cơ chế hoạt động của Search Engine sẽ được thực hiện như sau:
Thu thập dữ liệu
Bộ phận thu thập dữ liệu sẽ theo dõi và thâu tóm dữ liệu của một website, nó sẽ quét để lấy toàn bộ thông tin của website đó từ tiêu đề, hình ảnh đến từ khóa, các link đến trang khác, ... Dữ liệu sẽ được quét theo thứ tự từ trên xuống dưới từ trái qua phải. Vậy làm thế nào để các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu? Thực tế, bộ phận thu thập dữ liệu sẽ có những con bot thu thập dữ liệu, được gọi là spider, những spider này sẽ truy cập từng web page, thu thập dữ liệu trên page đó một cách âm thầm và nhanh chóng.
Sau khi thu thập dữ liệu của một web page, Search Engine sẽ lên một danh sách tất các các link có mặt trên trang đó và tiếp tục quét từng link một. Search Engine còn thường xuyên quét lại website định kỳ để cập nhật các thay đổi, thêm bớt dữ liệu. Quá trình này diễn ra liên tục và không có hồi kết.
Đặc biệt, mạng xã hội và các diễn đàn là nơi những spider của Search Engine thường xuyên nằm vùng do có lượng người truy cập lớn, dữ liệu cập nhật nhanh chóng, liên tục. Vì thế, những trang web có backlink đến từ mạng xã hội, diễn đàn hoặc từ các trang web khác sẽ được quét nhiều hơn một lần.
Tuy nhiên, nếu một website quá lớn và chứa nhiều tầng liên kết thì trong nhiều trường hợp, các spider không quét đến tận cùng tùy theo thuận toán của search engine.
Lập chỉ mục
Lập chỉ mục là quá trình sắp xếp các thông tin có được từ bước thu thập dữ liệu và đặt chúng vào trong một cơ sở dữ liệu khổng lồ. Nếu ví dữ liệu trên trang web là một quyển sách với rất nhiều trang, mỗi trang đại diện cho một web page khác nhau thì quá trình lập chỉ mục này sẽ được ví là một danh sách chứa các thông tin về quyển sách đó từ tên sách, tên tác giả, số trang,... Đây là việc mà các công cụ tìm kiếm đã và đang thực hiện hàng ngày.
Các dữ liệu trong quá trình lập chỉ mục này sẽ được lưu trữ trong các data center với những ổ cứng lên đến hàng ngàn petabytes.
Xử lý tính toán và Hiển thị bảng kết quả tìm kiếm
Đây là quá trình tính toán của công cụ tìm kiếm để truy xuất ra những kết quả tìm kiếm liên quan với truy vấn của người dùng. Dựa vào rất nhiều các thuật toán khác nhau mà đưa ra những kết quả gần với mong muốn của người dùng.
Kết quả truy xuất trả về thông qua rất nhiều các thuật toán sắp xếp của công cụ tìm kiếm sẽ được hiển thị tới người dùng theo dạng bảng danh sách (SERF). Theo đó, với những thuật toán sắp xếp này thì những kết quả được đặt lên càng cao thì càng sát với truy vấn của người dùng.
Trên thực tế thì hầu hết các search engine sẽ đều có 3 bộ phận cơ bản với cơ chế hoạt động như trên, ngoài ra còn tùy vào sự khác biệt nhỏ trong từng quá trình cũng như thuật toán mà dẫn đến những thay đổi lớn trong kết quả tìm kiếm. Cũng chính điều này đã tạo nên sự khác biệt giữa các Search Engine.
Top 10 Search Engine được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới
Như đã nói ở trên, với những thuật toán khác nhau và mức độ ưu tiên khác nhau mà kết quả trả về của mỗi search engine lại có các thay đổi. Vậy trên thế giới có những Search Engine nào? Dưới đây là top 10 Search Engine được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới được thống kê từ Netmarketshare, cùng theo dõi nhé:
Search Engine phổ biến nhất thế giới - Google Search (81.5%)
Nói đến Search Engine với độ phổ biến cao nhất hiện nay thì chắc chắn Google Search sẽ được xếp đầu tiên. Với thị phần lên đến 74.56%, theo dữ liệu thống kê thời gian thực thì mối giây có đến hơn 65000 lượt tìm kiếm được thực hiện qua Google.
Hiện tại Google ngày càng phát triển và hoàn thiện bộ máy tìm kiếm của mình, đưa ra những kết quả sát với truy vấn hơn trong thời gian thực hiện ngắn hơn. Google cũng tuyên bố sứ mệnh của mình là sắp xếp lại thông tin của thế giới và biến nó trở nên dễ tiếp cận và hữu dụng.
Công cụ tìm kiếm của người dân Trung Quốc - Baidu (9.37%)
Dù chỉ được sử dụng chủ yếu bởi người dân Trung Quốc nhưng Baidu vẫn đứng thứ 2 trong các Search Engine phổ biến với thị phần 10.49%. Với hệ thống siêu máy tính xử lý thông tin được cho là mạnh mẽ gấp 100 lần so với Google, Baidu có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của hàng vạn người dùng internet Trung Quốc.
Công cụ tìm kiếm Bing (5.29%)
Được phát triển bởi ông lớn công nghệ Microsoft, Bing là search engine đứng thứ 3 trong danh sách những search engine phổ biến nhất với thị phần 7.98%.
Sở hữu công nghệ hiện đại, được tích hợp mặc định trong windows 10, Bing là một search engine khá thông minh, có thể gợi ý các kết quả hoặc thông tin liên quan đến sở thích, thói quen hoặc tình trạng của người dung.
Yahoo (2.04%)
Yahoo! Search là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ 4 trong lĩnh vực với thị phần 5.41%. Tuy không còn ở thời kỳ hoàng kim như trước đây (vào năm 2000, giá trị vốn hóa của yahoo đạt 128 tỷ USD, gấp 2 lần Walt Disney tại thời điểm đó) nhưng Yahoo vẫn có một lượng người dùng trung thành và bền vững bởi tính chính xác và ổn định.
Search Engine của Nga Yandex (0.83%)
Nếu Baidu là công cụ tìm kiếm mặc định tại Trung Quốc thì Yandex là công cụ tìm kiếm tại Nga và một số nước Đông Âu. Với những người ở khu vực này thì Yandex cho phép tìm kiếm bằng tiếng Nga tốt hơn nhiều so với Google.
Ngoài ra, thuật toán của Yandex cũng giúp loại bỏ những link chỉ dẫn tới quảng cáo hoặc các trang lừa đảo, giúp internet trong sạch hơn.
Search Engine đề cao quyền riêng tư DuckDuckgo (0.5%)
DuckDuckgo hoạt động với nguyên tắc đề cao quyền riêng tư của người dùng, không lưu trữ bất cứ dữ liệu nào từ lịch sử duyệt web, truy vấn đến vị trí địa lý,...
Ask (0.42%)
Ask là một Search Engine khá lâu đời. Công cụ tìm kiếm này có một bộ máy tìm kiếm mạnh mẽ và độc đáo, đặc biệt chỉ tập trung thể hiện nội dung cần thiết cho người dùng, rất ít hiển thị quảng cáo.
Tìm kiếm của Ask chủ yếu dựa trên định dạng câu hỏi/câu trả lời, nó cũng có chức năng tìm kiếm chung nhưng kết quả trả về thiếu chất lượng hơn so với Google, Bing và Yahoo.
Công cụ tìm kiếm địa phương của Hoa Kỳ AOL (0.05%)
AOL là search engine lâu đời của Hoa Kỳ, được thiết kế cho người dùng địa phương và trong nước. Là sản phẩm được tạo ra để phục vụ riêng cho người Mỹ nên các truy vấn từ AOL cũng sát hơn.
Từ xưa đến nay AOL luôn nằm trong top 10 công cụ tìm kiếm, thị phần của công cụ này ở thời điểm 2019 là 0.05%.
Search Engine của Hàn Naver
Giống Baidu ở Trung Quốc, Yandex ở Nha, Naver là công cụ tìm kiếm phổ biến ở Hàn. Hỗ trợ tốt hơn với những truy vấn bằng tiếng Hàn nên Naver được rất đông người Hà Quốc ưa chuộng và sử dụng.
Dogpile (0.04%)
Khác với tất cả 9 search engine ở trên, Dogpile hoạt động bằng cách thu hập dữ liệu từ các Search Engine khác như Google, Bing, Yahoo để cho ra những kết quả liên quan nhất. Hiện tại Dogpile chiếm 0.04% thị phần công cụ tìm kiếm trên thế giới.