- Hệ thống bán hàng là gì?
- Tại sao phải xây dựng hệ thống bán hàng
- Cách xây dựng và phát triển hệ thống bán hàng
- Bước 1: Phân tích phân khúc khách hàng hiện nay
- Bước 2: Chọn cho mình cho một phân khúc khách hàng
- Bước 3: Phân tích đối thủ
- Bước 4: Xây dựng một cách bán hàng khác biệt
- Bước 5: Xây dựng thông điệp quảng cáo
- Bước 6: Sử dụng hiệu quả các công cụ quảng cáo
- Bước 7: Chọn kênh quảng cáo rẻ, chất lượng
- Bước 8: Ý tưởng quảng cáo
- Bước 9: Tạo quảng cáo
- Bước 10: Hiệu chỉnh quảng cáo
Tại sao phải xây dựng hệ thống bán hàng là thắc mắc chung của nhiều người khi mới bắt đầu “nhen nhóm” ý định kinh doanh. Nhằm giúp cho việc kinh doanh của bạn được thành công và hiệu quả hơn, trong bài viết học bán hàng online dưới đây sẽ đề cập lời giải đáp cụ thể nhất về vấn đề này.
Hệ thống bán hàng là gì?
Hệ thống bán hàng bao gồm một chuỗi nhưng đơn vị hoạt động liên quan đến việc bán sản phẩm hay dịch vụ đến tay khách hàng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân.
Hệ thống bán hàng bao gồm từ người sản xuất, người bán sỉ, người bán lẻ hay bất kể đó là sản phẩm dịch vụ nào, và địa điểm phân phối sản phẩm như cửa hàng hay website.
Tại sao phải xây dựng hệ thống bán hàng
Tìm kiếm khách hàng dễ dàng hơn
Có thể thấy, nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay đều thành công nhờ việc mở rộng hệ thống bán hàng. Do đó, câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi tại sao phải xây dựng hệ thống bán hàng đó chính là giúp tìm kiếm khách hàng dễ dàng hơn.
Hãy thử một bài phân tích nhỏ, nếu một đại lý lớn bao quát toàn bộ tìm kiếm khách hàng sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc phân bổ thành từng hệ thống một. Như vậy, phạm vi tìm kiếm khách hàng vừa được mở rộng vừa dễ dàng quản lý hơn.
Để tăng hiệu quả thành công, trong quá trình mở rộng hệ thống, chủ kinh doanh phải xác định được vị trí có khách hàng tiềm năng, nhờ vậy khả năng tiếp cận sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi.
Phát triển mạng lưới Marketing
Trong thời đại 4.0, kinh doanh mà không có Marketing thì rất khó để thành công. Tuy nhiên, nếu không có hệ thống bán hàng chuyên nghiệp thì mạng lưới Marketing có thể bị “gãy”. Bởi hệ thống bán hàng được xem như “xương sống” giúp duy trì toàn bộ mạng lưới Marketing được hoạt động theo mục tiêu đã xây dựng sẵn trước đó.
Tăng khả năng cạnh tranh
Tăng hiệu quả cạnh tranh với đối thủ cũng chính là câu trả lời cho thắc mắc tại sao phải xây dựng hệ thống bán hàng. Hệ thống bán hàng càng mạnh chứng tỏ mức độ liên kết kinh doanh càng lớn, tính thương hiệu càng được đẩy mạnh, từ đó có thể cạnh tranh mạnh mẽ với đối thủ.
Nhiều đại lý kinh doanh hiện nay đang làm rất tốt điều này. Thông qua hệ thống bán hàng, có thể phân phối sản phẩm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Hệ thống bán hàng càng phát triển lớn mạnh thì càng tăng khả năng bỏ xa các đối thủ của mình.
Nâng cao giá trị thương hiệu
Thương hiệu chỉ được nâng tầm khi có nhiều người biết đến và có vị trí nhất định trên thị trường. Ngoài các chiến lược Marketing, quảng cáo thì giá trị thương hiệu còn được xây dựng thông qua hệ thống bán hàng. Cụ thể, nhờ những chiến dịch quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của hệ thống bán hàng mà hình ảnh, tên sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.
Trong quá trình điều hành hệ thống bán hàng, chủ kinh doanh cần biết cách thực hiện các chiến dịch Marketing để đẩy mạnh tính thương hiệu của mình trên thị trường. Ví dụ như: tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng cáo, phân phối sản phẩm…
Cách xây dựng và phát triển hệ thống bán hàng
Bước 1: Phân tích phân khúc khách hàng hiện nay
Phân khúc khách hàng sẽ có sự thay đổi tùy theo từng thời kỳ thị trường khác nhau. Do đó, muốn tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng và kinh doanh thành công thì bước đầu tiên trong cách xây dựng hệ thống bán hàng đó chính là phân tích phân khúc khách hàng hiện nay.
Cụ thể, hãy xem nhu cầu của khách hàng hiện nay chủ yếu là gì, họ chủ động tìm kiếm thông tin sản phẩm/dịch vụ thông qua những kênh nào, hình thức mua hàng chủ yếu của khách hàng là gì. Ví dụ, bạn có nhu cầu kinh doanh mỹ phẩm thì bạn phải phân tích xem khách hàng của bạn thuộc tầng lớp nào, họ tìm kiếm sản phẩm qua mạng xã hội hay internet, họ mua hàng online hay trực tiếp…
Bước 2: Chọn cho mình cho một phân khúc khách hàng
Chọn một phân khúc khách hàng cụ thể sẽ giúp bạn xác định được khách hàng tiềm năng mà mình hướng đến là gì. Từ đó, việc xây dựng chiến dịch Marketing, hình thức kinh doanh cũng trở nên đơn giản và thuận lợi hơn. Ví dụ, khi bạn quyết định kinh doanh mỹ phẩm, bạn có thể chọn đối tượng khách hàng là sinh viên, người đi làm, mẹ bỉm sữa…
Bước 3: Phân tích đối thủ
Sau khi phân tích khách hàng thì bước tiếp theo mà bạn tuyệt đối không thể bỏ qua đó chính là phân tích đối thủ. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong trường hợp đối thủ và bạn cùng kinh doanh một loại hình sản phẩm/dịch vụ riêng biệt. Đối với những nhà kinh doanh non trẻ thì cần phân tích đối thủ như một hình thức phân tích và đúc kết kinh nghiệm. Nếu nắm vững bước này trong cách xây dựng hệ thống bán hàng, chắc chắn bạn sẽ kinh doanh thành công.
Bước 4: Xây dựng một cách bán hàng khác biệt
Nhiều người sau khi trải qua bước phân tích đối thủ, thấy họ kinh doanh thành công liền copy y nguyên hệ thống bán hàng của họ. Điều này vô tình khiến bạn trở thành người đi sau và trở nên mờ nhạt trong mắt khách hàng, bởi khi đã quá quen với thương hiệu cũ, khách hàng sẽ rất khó bỏ thói quen tâm lý để tìm đến một thương hiệu mới. Vì vậy, đừng dại dột đi copy một hệ thống bán hàng cũ, mà cần tự mình xây dựng một cách bán hàng khác biệt.
Bước 5: Xây dựng thông điệp quảng cáo
Khi đã có phương thức, cách thức bán hàng thì bước tiếp theo bạn cần xây dựng đó chính là xây dựng thông điệp quảng cáo. Thông điệp quảng cáo sẽ gắn liền với nội dung của sản phẩm mà bạn gửi tới khách hàng. Trong thông điệp quảng cáo có thể gắn liền với việc quảng cáo thương hiệu sản phẩm, công ty/doanh nghiệp.
Bước 6: Sử dụng hiệu quả các công cụ quảng cáo
Trong thời đại 4.0, nếu bạn bỏ qua các công cụ quảng cáo thì thật sự là một thiếu sót vô cùng lớn. Do đó, bước sử dụng hiệu quả các công cụ quảng cáo là bước quan trọng trong cách xây dựng hệ thống bán hàng. Để tăng tính hiệu quả một cách tối đa thì cách tốt nhất là bạn nên kết hợp nhiều công cụ quảng cáo trong cùng một lúc.
Bước 7: Chọn kênh quảng cáo rẻ, chất lượng
Trong quá trình kết hợp nhiều kênh quảng cáo với nhau thì bạn cũng cần biết cách chọn một kênh quảng cáo giá rẻ, chất lượng và ưu tiên phát triển kênh này. Ví dụ, bạn bắt đầu xây dựng hệ thống bán hàng với chi phí 0 đồng thì có thể xây chọn công cụ quảng cáo là seo website, còn nếu chi phí bạn tốt hơn thì bạn có thể chọn kênh quảng cáo qua Facebook, Google Ads…
Bước 8: Ý tưởng quảng cáo
Một trong những ý tưởng tăng doanh số bán hàng chính là sử dụng quảng cáo cũng là một bước quan trọng trong cách xây dựng hệ thống bán hàng. Theo đó, khi đã lựa chọn được kênh quảng cáo tối ưu thì bạn cần lên ý tưởng quảng cáo cụ thể. Nó có thể thực hiện theo chiến dịch, mùa lễ hội hoặc ra mắt sản phẩm mới. Ý tưởng quảng cáo càng hay, càng bắt trend tốt thì hiệu quả tiếp cận khách hàng càng cao.
Bước 9: Tạo quảng cáo
Một khi ý tưởng đã được hoàn thành thì bạn cần tạo quảng cáo. Bạn có thể tạo quảng cáo ngay trên công cụ quảng cáo mà mình xây dựng hoặc thông qua nhiều kênh khác nhau. Ví dụ, quảng cáo qua các kênh truyền thông, mạng xã hội, báo chí…
Bước 10: Hiệu chỉnh quảng cáo
Bước cuối cùng trong cách xây dựng hệ thống bán hàng thành công đó chính là hiệu chỉnh quảng cáo. Diễn giải ra có nghĩa là tiếp nhận và xử lý phản hồi từ phía khách hàng. Theo đó, bạn cần tiếp nhận cả phản hồi tích cực và tiêu cực, đồng thời xây dựng cách xử lý sao cho phù hợp.
Sau khi nắm được tại sao phải xây dựng hệ thống bán hàng, để quá trình kinh doanh được thành công hơn thì bạn phải nắm vững cách thức xây dựng và phát triển hệ thống bán hàng.
Rất nhiều doanh nghiệp triển khai phần mềm do Vietnampedia cung cấp đã thành công và quản trị tổng thể doanh nghiệp thông minh hơn, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như: VKIST, Vietinbank, Aquaone, Phacogen, Đại biểu nhân dân Nghệ An, Tạp chí Công Thương, Nha khoa Bảo Nha, Pvpower, ... còn doanh nghiệp của bạn thì sao