Từ khóa là yếu tố quan trọng hàng đầu với SEO – nó là chìa khóa kết nối giữa người dùng và trang web SEO. Keyword có tác dụng đưa nội dung bài viết đến gần hơn với người dùng khi họ thực hiện truy vấn, đồng thời giúp các đơn vị làm SEO dễ dàng cung cấp thông tin từ website đến với khách hàng. Và để xác định được thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm như Google, thì người dùng đều sử dụng keyword để truy vấn. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn từ khóa là gì? Tầm quan trọng của từ khóa trong SEO. Từ đó giúp quá trình làm SEO website được tối ưu mang lại hiệu quả cao nhất.
Từ khóa là gì?
Từ khóa (keyword) là một từ hoặc một cụm từ đại diện cho chủ đề bài viết của trang web, giúp đưa nội dung đến gần hơn với người dùng khi họ thực hiện tìm kiếm. Hiểu đơn giản keyword là những cụm từ mà người dùng gõ vào thanh công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo để tìm sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Và để bộ máy Google hiểu được chủ đề trang web, thì các SEOer cần tiến hành nghiên cứu từ khóa, triển khai nội dung có chứa keyword chính hoặc những cụm từ liên quan đến ý định tìm kiếm của người dùng. Lúc này Google sẽ ghi nhận các website có nội dung chuẩn SEO và ưu tiên hiển thị ở trang đầu kết quả tìm kiếm.
Từ “phần mềm aicms” bên trên chính là từ khóa
Vì vậy có thể thấy từ khóa chính là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và khách hàng. Người làm SEO cần biết cách tối ưu keyword hợp lý trong: Slug, tiêu đề, thẻ heading trong bài viết… đồng thời cần phân bổ hợp lý từ khóa chính, phụ, liên quan nhằm giúp quá trình tối ưu SEO đạt được nhiều hiệu quả.
Tại sao keyword lại quan trọng?
Nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm từ khoá là gì? Nó đóng vai trò quan trọng giúp các công cụ tìm kiếm nhận diện được nội dung trang web của bạn.
- Từ khóa đại diện cho các từ và cụm từ mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin mà họ đang mong muốn.
- Khi bạn xây dựng bộ từ khoá nhắm đúng vào search intent của người dùng thì trang web của bạn sẽ có cơ hội xếp thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
- Đồng thời giúp website thu hút được nhiều lưu lượng truy cập, gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Và ngược lại, nếu bạn sử dụng từ khóa không đúng với nhu cầu tìm kiếm của người dùng thì trang web của bạn sẽ khó có được traffic và thứ hạng cho website của mình. Vì thế bạn cần hiểu rõ bản chất của keyword để có thể tối ưu được nội dung bài viết đạt hiệu quả cao.
Các loại từ khóa trong SEO
Theo thống kế mới nhất, cứ mỗi giây Google có thể xử lý 100.000 lượt tìm kiếm dựa trên các tìm kiếm keyword mà khách hàng truy vấn. Nhờ vào các thuật toán của Google nên công cụ tìm kiếm sẽ nhanh chóng hiểu được người dùng họ muốn gì và giúp họ tìm nội dung phù hợp. Vì thế việc chọn các từ khóa phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
Bạn cần tìm hiểu rõ loại từ khóa mà mình hướng đến, và triển khai nội dung phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người truy vấn, đây là cách để Google dễ dàng nhận diện content trang web của bạn. Theo đó, keyword được phân thành 3 loại chính:
- Keyword thương hiệu
- Từ khóa sản phẩm dịch vụ
- Các từ khóa traffic
Người làm SEO sẽ phân tích từ khóa tiềm năng, chọn các độ ngắn dài của keyword để tối ưu hóa sản phẩm, thương hiệu và dịch vụ của mình. Ngoài cách phân chia cơ bản trên thì keyword còn được phân chia theo các cách cụ thể hơn, bao gồm 4 dạng dưới đây:
Phân chia keyword theo số lượng
Phân theo số lượng thì keyword có 1 đến 3 từ sẽ gọi là từ khóa ngắn. Keyword chứa từ 4 đến 6 từ sẽ gọi là từ khóa dài.
- Longtail keyword thường là một cụm từ khóa tìm kiếm bằng giọng nói hoặc mô tả nhu cầu của người sử dụng. Những keyword này có tính bao quát cao, đa dạng nội dung hơn những keyword ngắn. Với những từ khóa đuôi dài sẽ giúp người tìm kiếm truy vấn kết quả nhanh chóng hơn.
- Từ khóa đuôi ngắn (Short-tail keyword) là những keyword dưới 3 từ. Những keyword này thường được dùng làm keyword chính và điều tiết bài viết để thêm những keyword liên quan khác. Longtail Keyword cũng được nghiên cứu dựa trên những Shorttail keyword này.
- Từ khoá trung bình (medium-tail keyword): Là những keyword có độ dài từ 4 đến 6 từ. Những từ khoá này thường có lượng tìm kiếm trung bình và độ cạnh tranh khá. Ví dụ: SEO website bán hàng, dịch vụ SEO giá rẻ…
Phân chia từ khóa theo ý định tìm kiếm
Thông tin
Information Keyword là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin về một vấn đề, một lĩnh vực hay một sản phẩm nào đó. Những keyword này thường có độ dài trung bình hoặc dài và có chứa các từ như: là gì, cách, hướng dẫn, lợi ích,…
Ví dụ: SEO là gì, cách thiết kế web, hướng dẫn sử dụng AICMS, lợi ích của thiết kế web chuẩn SEO,…
Điều hướng
Navigational Keyword là những từ khóa mà người dùng sử dụng để truy cập trực tiếp vào một website nào đó mà họ đã biết trước. Các keyword này thường có độ dài ngắn, có chứa tên thương hiệu, tên sản phẩm hay tên miền của website.
Ví dụ: Vietnampedia, AICMS, Facebook, Gmail
Điều tra thương mại
Commercial Investigation Keyword là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm và so sánh các sản phẩm hay dịch vụ trước khi quyết định mua hàng. Những keyword này thường có độ dài trung bình hoặc dài, có chứa các từ như: so sánh, đánh giá, review, top, giá rẻ, tốt nhất,…
Transactional Keyword là những từ khóa mà người dùng sử dụng để thực hiện một hành động mua hàng hay đăng ký một dịch vụ nào đó. Các keyword này thường có độ dài ngắn hoặc trung bình, có chứa các từ như: mua, bán, đăng ký, tải về, giảm giá, khuyến mãi,…
Keyword modifier
Keyword modifier là một loại từ khóa có vai trò xác định mục đích tìm kiếm của người dùng trên Google. Khi tìm kiếm các keyword, chúng ta thấy rằng chúng đều có hai phần chính:
- Head: Đây là từ khóa cơ bản hoặc gốc cho nội dung tìm kiếm. Ví dụ: khi bạn tìm kiếm ‘trà sữa Thái xanh’ hay ‘trà sữa matcha’, kết quả tìm kiếm chủ yếu là về trà sữa.
- Modifier (Công cụ sửa đổi): những từ bổ sung cho từ khóa gốc để tạo ra cụm từ tìm kiếm. Nghĩa là, nếu thay đổi những từ này bằng những từ khác, ý nghĩa của keyword không bị thay đổi. Tuy nhiên, mục đích tìm kiếm của người dùng sẽ khác so với ban đầu.
Ví dụ: Từ khóa ‘thiết kế website’ có head là ‘thiết kế website’ và có thể có nhiều modifier như ‘giá rẻ’, ‘chuyên nghiệp’, ‘chuẩn SEO’,… Những modifier này sẽ giúp người dùng tìm kiếm được dịch vụ thiết kế website phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mỗi người.
Phân loại từ khóa theo độ tươi mới
Từ khóa mới ngắn hạn
Đây là những keyword xuất hiện mới mẻ trên các công cụ tìm kiếm trong một khoảng thời gian ngắn do có sự kiện đặc biệt hoặc xu hướng nào đó. Những từ khóa này thường có lượng tìm kiếm cao nhưng chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định và sau đó sẽ giảm dần hoặc biến mất.
Ví dụ: World Cup Nữ 2023, Covid-19,…
Từ khóa dài hạn
Những từ khóa dạng này luôn có mặt trên các công cụ tìm kiếm trong một khoảng thời gian dài do có nhu cầu ổn định hoặc liên tục của người dùng. Các từ khóa này thường có lượng tìm kiếm ổn định hoặc tăng dần theo thời gian và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các sự kiện hay xu hướng.
Ví dụ: SEO, dịch vụ SEO, thiết kế web…
Keyword phân loại theo chủ đề
Từ khóa chính
Đây là những keyword quan trọng mà bạn muốn lên top, được nhiều người tìm kiếm và mang tính đại diện về ngành nghề hoặc sản phẩm dịch vụ của website nào đó. Bạn thường thấy từ khóa này ở trang danh mục sản phẩm hoặc tiêu đề bài viết trên website.
LSI keywords
Từ khóa LSI là những keyword có ý nghĩa giống nhau và thường xuất hiện cùng nhau trong một chủ đề. Nhờ vậy, Google có thể tìm ra các trang nói về một từ khóa nào đó và đưa ra kết quả chính xác cho người dùng.
Ví dụ: keyword chính là “dịch vụ SEO” thì các LSI keywords sẽ là dịch vụ SEO Top/ dịch vụ SEO website/ dịch vụ SEO tổng thể,…
Phân loại keyword theo lĩnh vực kinh doanh
Từ khóa có thương hiệu
Từ khóa chứa tên thương hiệu hoặc của đối thủ cạnh tranh. Người dùng thường tìm trực tiếp những keyword này khi họ đã biết đôi chút về sản phẩm của bạn.
Ví dụ: Phần mềm quản lý báo chí AICMS
Phân loại theo thuộc tính sản phẩm
Các từ khóa xác định thuộc tính sản phẩm là những keyword mô tả chi tiết về các đặc điểm của sản phẩm như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng, chất liệu, chức năng,… Các từ khóa này giúp người dùng tìm kiếm các sản phẩm cụ thể theo nhu cầu và sở thích của họ.
Ví dụ: dịch vụ viết bài chuẩn SEO, thiết kế website chuẩn Responsive…
Phân loại theo mục tiêu địa lý
Keyword phân loại theo mục tiêu địa lý là những từ khóa thể hiện vị trí địa lý cụ thể mà người dùng muốn tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm/ dịch vụ. Các từ khóa này thường được Google ưu tiên hiển thị bản đồ chỉ đường trên SERP.
Ví dụ: dịch vụ SEO TPHCM, thiết kế website HCM…
Phân loại theo đối tượng khách hàng
Đây là một cách để thể hiện rõ ràng đối tượng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận và phục vụ. Từ khóa này giúp cho doanh nghiệp có thể tìm kiếm và thu hút những khách hàng tiềm năng có nhu cầu và sở thích phù hợp với đặc điểm của sản phẩm hay dịch vụ.
Ví dụ: SEO Website bất động sản, thiết kế website giáo dục,…
Cách để từ khóa xuất hiện trên Google
Có rất nhiều phương pháp để tối ưu keyword trên Google, dưới đây là 3 cách để giúp keyword dễ dàng xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm Google mà bạn có thể áp dụng:
- Sử dụng Google Ads: Dịch vụ quảng cáo trả phí của Google giúp tăng khả năng hiển thị của website của bạn.
- Sử dụng Google Trends: Công cụ miễn phí của Google để nghiên cứu và tìm kiếm từ khóa liên quan.
- Tối ưu hóa website cho SEO: Cải thiện vị trí và khả năng hiển thị của website trên kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google bằng cách:
- Nghiên cứu và sử dụng từ khóa trong nội dung
- Cải thiện trải nghiệm người dùng
- Xây dựng liên kết chất lượng
- Tuân thủ chính sách của Google
Tầm quan trọng của keyword là gì trong SEO?
Google thường xuyên thay đổi thuật toán để đánh giá và xếp thứ hạng website một cách chính xác nhất. Tối ưu hóa bài viết và kỹ thuật sử dụng keyword cũng ảnh hưởng rất nhiều đến vị trí thứ hạng của trang web.
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là dù Google thay đổi như thế nào thì keyword cũng chính là linh hồn của bài viết trên website. Keyword đóng vai trò rất quan trọng trong việc truy vấn dữ liệu của Google lẫn khách hàng.
Bên cạnh đó, Keyword SEO còn giúp website nhanh chóng lên top tìm kiếm của Google, thu hút nhiều lưu lượng truy cập cho website, điều này là cơ hội gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trong thời gian thực hiện chiến dịch. Thông thường chiến dịch SEO từ khóa sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn dao động từ 2 – 6 tháng. Vì thế thời gian này, các SEOer chỉ tập trung vào danh sách các keyword quan trọng.
Xác định ý định của keyword
Thực hiện bằng cách phân loại từ khóa theo loại ý định của người dùng khi tìm kiếm. Ví dụ như: thông tin, điều hướng, giao dịch, so sánh,… Bạn nên chọn những từ khóa phản ánh được ý định và giai đoạn của người dùng trong quá trình tìm kiếm.
Nghiên cứu SERP cho từ khóa
Bạn chọn từ khóa bằng cách xem xét các kết quả tìm kiếm hiện tại cho từ khóa của bạn trên Google. Cần xem các yếu tố như loại kết quả (Ví dụ như: video, hình ảnh, Featured Snippet,…), chất lượng và uy tín của các website xếp hạng cao, nội dung và cấu trúc của các trang web đó… Điều này giúp bạn hiểu được mong muốn và kỳ vọng của người dùng khi tìm kiếm từ khóa đó.
Chọn các từ khóa phụ
Các keyword phụ hỗ trợ cho các từ khóa chính, bằng cách chọn ra những từ khóa liên quan và bổ sung cho từ khóa chính của bạn. Bạn có thể sử dụng các tiêu chí như liên quan, phù hợp và phản ánh được nhu cầu của người dùng để chọn các từ khóa phụ. Bạn nên chọn những từ khóa có ý nghĩa rõ ràng, không quá chung chung hoặc quá chi tiết.
Kinh nghiệm sử dụng keyword trong SEO web
Nghiên cứu từ khóa là một kỹ thuật SEO cần đòi hỏi chuyên môn cao. Dưới đây là những điều bạn không nên làm với keyword:
Nhồi nhét quá nhiều keyword trong bài
Bạn không nên nhồi nhét quá nhiều keyword trong một bài viết. Phải phân chia mật độ từ khóa, thêm keyword phụ và keyword liên quan vào bài viết. Những bài nhồi nhét keyword quá nhiều sẽ không được Google đánh giá cao.
Cần phân bổ keyword vào các vị trí quan trọng trong nội dung của bài viết, như Tiêu đề, Meta Description, URL, các thẻ Heading… Bạn nên sử dụng từ khóa một cách tự nhiên và hợp lý, không nên nhồi nhét hoặc lạm dụng từ khóa.
Sử dụng từ khóa không liên quan
Keyword gây hiểu lầm hoặc keyword và nội dung bài viết không liên kết, tương đồng với nhau. Google rất thông minh và sử dụng lên đến 200 thuật toán khác nhau. Chỉ nên chú trọng vào những từ khóa liên quan đến thông tin về nội dung trang của bạn.
Chèn từ khóa không tự nhiên
Keyword được sử dụng một cách vụng về trong các bài viết cũng không được đánh giá cao. Không nên dồn keyword vào 1 heading quá nhiều mà các heading khác lại không chứa từ khóa. Phải điều tiết keyword sao cho tự nhiên. Đặc biệt là đừng quên xuất hiện keyword ở phần mô tả thông tin nhé.
Để tránh tình trạng trên, bạn nên tìm tới đơn vị SEO chuyên nghiệp hỗ trợ bạn mọi công việc tối ưu SEO website và thực hiện các mục tiêu thăng hạng, thu hút khách hàng và tăng trưởng doanh thu nhanh chóng, bền vững, an toàn.
Một số câu hỏi thường gặp về từ khóa
1. Từ khoá Google Ads là gì?
Từ khoá Google Adwords là những từ hoặc cụm từ được sử dụng để khớp quảng cáo của bạn với những cụm từ mọi người đang tìm kiếm. Việc chọn từ khoá chính xác có thể giúp bạn tiếp cận những khách hàng mà bạn muốn, tăng tỷ lệ tương tác và cải thiện điểm chất lượng từ khoá của bạn. Hơn nữa, việc chọn đúng từ khoá cũng giúp tối ưu ngân sách quảng cáo bạn đang có.
2. Cách tối ưu từ khoá khi làm SEO hiệu quả
Có nhiều cách khác nhau để tối ưu từ khoá khi làm SEO hiệu quả, nhưng ở đây VNPEDIA sẽ tóm tắt lại thành 6 bước chính sau đây:
- Bước 1: Tối ưu tổng thể website, đặc biệt chú ý đến các yếu tố kỹ thuật như tốc độ tải trang, thiết kế responsive, cấu trúc URL, sitemap, robots.txt, SSL,…
- Bước 2: Tạo nội dung cho website, nghiên cứu và chọn từ khoá phù hợp với mục tiêu và ngành nghề của bạn. Bạn cần viết nội dung chất lượng, độc đáo, cung cấp giá trị cho người đọc và có mật độ từ khoá hợp lý.
- Bước 3: Xây dựng mạng lưới backlink với các website uy tín, có liên quan đến lĩnh vực của bạn. Bạn cần chú ý đến chất lượng và đa dạng hóa các loại backlink như dofollow, nofollow, anchor text,…
- Bước 4: Tối ưu On-page, cụ thể là tối ưu các yếu tố trên trang web như tiêu đề, thẻ meta description, thẻ heading, thẻ alt cho ảnh, nội dung chính và phụ,…
- Bước 5: Tăng traffic sẽ giúp thu hút và giữ chân người dùng truy cập vào website của bạn bằng cách sử dụng các kênh truyền thông như mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến,…
- Bước 6: Phân tích, đánh giá và cải tiến chiến lược bằng cách sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, Google Search Console,… để theo dõi hiệu quả của chiến dịch SEO từ khoá của bạn. Bạn cần kiểm tra thường xuyên các chỉ số như traffic, thứ hạng từ khoá, tỷ lệ thoát trang,… và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.
3. Công cụ nào nghiên cứu từ khoá tốt nhất hiện nay?
Có nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất hiện nay, nhưng một số công cụ nổi bật nhất là:
- Google Keyword Planner: Công cụ miễn phí cho phép bạn khai thác cơ sở dữ liệu từ khóa khổng lồ của Google và kiểm tra số lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh, các từ khóa liên quan và nhiều thông tin hữu ích khác.
- SEMRush: Công cụ hỗ trợ SEO toàn diện, giúp bạn phân tích từ khóa của đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm các từ khóa mới, theo dõi thứ hạng và nhiều tính năng thú vị khác.
- Ahrefs: Công cụ phân tích backlink và từ khóa hàng đầu thế giới, giúp bạn tìm kiếm các từ khóa có giá trị cao, đánh giá độ khó của từ khóa, phát hiện các cơ hội từ khóa và nhiều điều tuyệt vời khác.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các công cụ khác như KWFinder, Moz Keyword Explorer, Google Trends, Spineditor… để có được kết quả nghiên cứu từ khóa tốt nhất cho chiến dịch SEO của bạn.
Keyword là linh hồn của một bài viết, là cách để tối ưu hóa website và xếp thứ hạng. Tuy nhiên, chúng không phải là yếu tố duy nhất. Ngoài ra còn có hình ảnh, video, backlink, media, code web, băng thông đường truyền, trải nghiệm của người dùng…