“Làm IT lương nghìn đô”, đây chắc chắn là nguyên nhân khiến rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến ngành công nghệ thông tin. Nhưng bạn cần trang bị một vài kiến thức công nghệ thông tin cơ bản trước khi quyết định nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Công nghệ thông tin là gì? Học những nội dung nào và định hướng việc làm của ngành này thế nào? Hãy cùng chúng mình làm rõ ngay dưới đây.

1. Công nghệ thông tin là gì?

Information Technology (IT) hay Công nghệ thông tin (CNTT) được hiểu là việc sử dụng máy tính, thiết bị lưu trữ, kết nối mạng mạng và cơ sở hạ tầng khác để tạo, xử lý, lưu trữ, bảo mật và trao đổi tất cả các dạng dữ liệu điện tử. CNTT bao gồm cả công nghệ máy tính và điện thoại. Nó được ứng dụng nhiều hơn trong quy mô doanh nghiệp.

Công nghệ thông tin bao gồm cả công nghệ trên máy tính và điện thoại

Công nghệ thông tin bao gồm cả công nghệ trên máy tính và điện thoại

Nhu cầu nhân sự IT khá cao so với các ngành nghề khác và có xu hướng tăng mạnh trong vài năm gần đây. Các bạn trẻ theo học ngành CNTT có rất nhiều lựa chọn cho định hướng phát triển sau này.

Nhưng con đường thành công chưa bao giờ dễ dàng. Đặc biệt là với ngành yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn như CNTT. Nếu không phải là “thiên tài”, bạn phải mất từ 2 – 4 năm (hoặc hơn) để tiếp thu những kiến thức “khó nhằn”. Bên cạnh đó bạn phải liên tục luyện tay qua các bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Và suy nghĩ đến chuyện tìm kiếm công ty thực tập ngay từ thời điểm chưa kết thúc khóa học. Vậy theo học ngành CNTT sẽ cho bạn những kiến thức gì?

2. Kiến thức công nghệ thông tin cơ bản

Theo học IT, bạn sẽ được dạy các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, hệ thống thông tin, mạng máy tính… Ngoài ra, kiến thức còn tùy theo chuyên ngành bạn chọn. Kiến thức sẽ tập trung chuyên sâu theo từng lĩnh vực sẽ khác nhau. Đào sâu hơn vào chuyên môn, bạn sẽ biết được làm cách nào để xây dựng và phát triển trang web hoặc phần mềm. Bạn cũng biết cách bảo mật hệ thống của công ty, ứng dụng hệ thống phần mềm. Cũng như giải pháp cài đặt – khắc phục sự cố – bảo trì phần cứng và phần mềm.

Bạn sẽ có được nhiều kiến thức khi theo học ngành công nghệ thông tin

Bạn sẽ có được nhiều kiến thức khi theo học ngành công nghệ thông tin

Bên cạnh đó, bạn còn được học các kiến thức và kỹ năng khác như:

  • Thiết kế và cơ chế hoạt động của máy tính.
  • Kỹ thuật bảo mật dữ liệu trong hệ thống thông tin.
  • Kiến thức cơ bản về mạng máy tính.
  • Kỹ thuật lập trình, phát triển website, phần mềm.
  • Kiến thức và kỹ năng quản trị hệ thống: Windows, Linux…
  • Kỹ năng làm việc nhóm và lập kế hoạch.
  • Kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh.

3 Định hướng việc làm cho ngành Công nghệ thông tin

Không phải tất cả sinh viên IT đều có cơ hội làm đúng công việc theo chuyên ngành đã chọn. Tuy nhiên, theo học CNTT, bạn sẽ có cơ hội chọn những việc làm thú vị dưới đây:

  • Lập trình viên máy tính: Nghề nghiệp được nhiều bạn trẻ lựa chọn với mức lương đáng mơ ước nếu làm tốt. Các lập trình viên sẽ sử dụng các ngôn ngữ như C++, Java, Python. Mục đích là để xây dựng, phát triển và sửa lỗi các chương trình, phần mềm.
  • Phân tích hệ thống máy tính: Chuyên viên phân tích và đánh giá hệ thống máy tính của một công ty. Từ đó đưa ra giải pháp kết nối CNTT để thúc đẩy tình hình kinh doanh.

Kiến thức công nghệ thông tin mang đến nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong tương laiKiến thức công nghệ thông tin mang đến nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai

  • Quản lý hệ thống thông tin: IT Manager sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo các dự án liên quan đến máy tính. Bên cạnh đó, người quản lý này cũng xây dựng các mục tiêu CNTT. Và đưa ra phương án triển khai trên hệ thống máy tính để đạt được điều đó.
  • Quản trị cơ sở dữ liệu: Chuyên gia phần mềm xây dựng và lưu trữ toàn bộ thông tin dữ liệu cho công ty.

Ngoài ra còn một số công việc bạn có thể chọn như: Nhân viên phát triển website, chuyên viên bảo mật thông tin, kiến trúc sư mạng máy tính, quản trị hệ thống mạng và máy tính, nhân viên phát triển phần mềm…

4. Kết luận

Trên đây là tổng hợp kiến thức công nghệ thông tin cơ bản cho các bạn trẻ. Mong rằng nó sẽ giúp bạn định hướng được công việc của bản thân trong tương lai. Chúc bạn thành công với con đường đã chọn!