Sau 3 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, đến năm 2023, nền kinh tế thế giới gặp thách thức lớn từ lạm phát tăng, các Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất đẩy chi phí vốn tăng lên, nhu cầu tiêu dùng giảm kéo theo các sụt giảm doanh thu hàng hóa trong nước cũng như giảm nguồn thu từ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 6/2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 60.200 doanh nghiệp (tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước); 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng 28,9%); 8.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 2,8%). Như vậy sau nửa đầu năm 2023, khoảng 100.000 doanh nghiệp đóng cửa, trung bình có 16.700 doanh nghiệp đóng cửa mỗi tháng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước đang “điêu đứng” bởi việc thắt chặt chi phí và thay đổi về nhân sự.

CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ “CẦU NỐI GIỮA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÔM NAY VÀ THÀNH CÔNG CỦA NGÀY MAI”

Tại Hội thảo "Giải pháp văn phòng số - Chiến lược tái cơ cấu và xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt” diễn ra sáng 21/7 tại Hà Nội, các lãnh đạo doanh nghiệp đều đánh giá, chuyển đổi số là một phần không thể thiếu của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong đó, cả “tái cơ cấu” và “chuyển đổi số” đều là những quy trình cần thiết nhằm thích ứng với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh hiện tại.

“Chúng tôi hiểu rằng chuyển đổi kỹ thuật số là cầu nối giữa hoạt động kinh doanh hôm nay và thành công của ngày mai”, ông Alexander Evchenko, CEO Công ty 1C Việt Nam, công ty hàng đầu về cung cấp phần mềm doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất và hiệu quả hoạt động với hơn 5.000 khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam cho biết.

Ông Alexander Evchenko, CEO Công ty 1C Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo Ông Alexander Evchenko, CEO Công ty 1C Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo "Giải pháp văn phòng số - Chiến lược tái cơ cấu và xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt” diễn ra sáng 21/7

Dẫn số liệu từ VCCI, ông Alexander Evchenko chia sẻ, 98% doanh nghiệp Việt mong muốn có chuyển biến tích cực sau khi ứng dụng chuyện đổi số. “Khi các khoản đầu tư kỹ thuật số đang được tăng tốc, chúng tôi ủng hộ cách tiếp cận chiến lược, trong đó khả năng kỹ thuật số sẽ giúp định hình các chiến lược của doanh nghiệp và những quyết định công nghệ được liên kết với mục tiêu kinh doanh”.

Ông Phạm Thành Đại Lĩnh, Giám đốc khối tư vấn Công nghệ số tại FPT Digital, chia sẻ chuyển đổi số dựa trên sự bền vững là cơ hội quý giá để Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp sang nền kinh tế phát triển. “Nền kinh tế số mang lại sự trẻ trung bền vững hơn cho tổng quan kinh tế Việt Nam, góp phần quan trọng đưa nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, tiến lên nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045”, ông Lĩnh nói.

SỐ HÓA GIÚP DOANH NGHIỆP TĂNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ TỐI ƯU QUẢN LÝ, VẬN HÀNH

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề khai thác hiệu quả nguồn nhân lực, tối ưu hóa chi phí vận hành công ty. Một trong những nguyên nhân chính là chưa áp dụng được số hoá vào quy trình cơ cấu tổ chức và hoạt động phân quyền quản lý, từ đó dẫn đến việc thiếu giao tiếp và tương tác kém hiệu quả trong khâu làm việc liên phòng ban, chưa khai thác nguồn lực hiệu quả dẫn đến tốn kém chi phí, có thể xảy ra rủi ro lộ dữ liệu nội bộ của công ty.

Chuyển đổi số và số hóa quy trình kinh doanh được cho là giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng và tối ưu khâu vận hành. Ông Lĩnh dẫn chứng thêm, công thức FPT để phát triển năng lực thích ứng trong thời đại số bao gồm yếu tố thiết lập môi trường cộng tác và quản trị số, các chuyên gia công nghệ và cộng đồng am hiểu về kỹ năng số. Trong đó, môi trường cộng tác và quản trị số là vấn đề cốt lõi trong việc xây dựng lộ trình và hoạt động Chuyển đổi số với sự phối hợp giữa các nền tảng văn phòng số và phương thức báo cáo quản trị.

Chia sẻ về các xu hướng công nghệ quản trị vận hành trên thế giới và lời giải bài toán vận hành doanh nghiệp Việt, ông Alexander Bezborodov, Giám đốc phát triển giải pháp 1C:Document Management toàn cầu, giải pháp “Văn phòng số” giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình quản lý và quy trình vận hành số hóa tài liệu lên thư viện điện tử, với tính năng vượt trội tìm kiếm nâng cao dựa trên siêu dữ liệu truy cập nhanh vào các tài liệu liên quan.

Giải pháp này cũng tạo ra luồng truy xuất thông tin liền mạch, giúp người dùng tiếp diễn công việc trơn tru, không bị ngắt quãng do mất quá nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu thủ công. “Bên cạnh đó, giải pháp này giúp Doanh nghiệp tự động hóa quy trình công việc, quản lý giao việc, quản lý dự án, mở ra một không gian làm việc “ảo” khuyến khích sự hợp tác giữa mọi bộ phận và cá nhân trong công ty”, ông Alexander Bezborodov nói.

Đối với những tập đoàn lớn áp dụng giải pháp “Văn phòng số” có thể đáp ứng được các yêu cầu về quy trình làm việc phức hợp, đa điều kiện liên kết giữa các phòng ban, giúp hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra khi quy trình nghiệp vụ được tự động chuẩn hóa theo trình tự rõ ràng. Đặc biệt, giải pháp sẽ đem lại sự kết hợp giữa việc “lưu trữ và quản trị dữ liệu tập trung” và “quản lý quy trình công việc” - hai điều quan trọng nhất trong quản trị Doanh nghiệp, giúp công ty có một quy trình hoàn thiện, hoạt động, điều phối trơn tru mà hiện nay trên thị trường chưa có giải pháp nào có thể đáp ứng tốt cả hai điều kiện này.