Người Do Thái có một câu chuyện truyền miệng như sau:

Một vị doanh nhân Do Thái nọ đến ngân hàng tại New York (Mỹ) rồi bước tới quầy để chuẩn bị làm thủ tục. Nhân viên quầy nhận thấy người đàn ông này đang khoác trên mình bộ vest sang trọng, giày da cao cấp, đồng hồ đắt tiền và kẹp cà vạt nạm ngọc. Người đàn ông nói:

- Tôi muốn vay một ít tiền.

– Được rồi, ông muốn vay bao nhiêu?

– Một USD.

– Chỉ một USD?

– Đúng vậy, chỉ cần vay một USD, có được không?

– Đương nhiên, chỉ cần có bảo đảm, ông muốn thêm cũng không thành vấn đề.

tu-duy-vay-tien-cua-nguoi-do-thai-tan-dung-ke-ho-de-sinh-loi-114322.png

Kế tiếp đó, người Do Thái lấy ra một xấp chi phiếu, từ trong chiếc ví sang trọng của mình và đặt nó trên bàn của người quản lý:

– Tổng cộng là 500.000 USD, đủ chưa?

– Tất nhiên! Nhưng ông thực sự đến chỉ để vay một USD?

– Đúng vậy, nói xong, người đàn ông Do Thái cầm lấy đồng một USD.

Người quản lý nhắc nhở chỉ cần trả lãi 6% và trả lại sau một năm thì ông có thể nhận lại 500.000 USD này.

– Cảm ơn – người Do Thái nói xong liền quay đi chuẩn bị rời khỏi ngân hàng.

Giám đốc chi nhánh nhìn người đang đi ra và không hiểu làm tại sao một người có 500.000 USD lại đến ngân hàng để vay 1 USD? Cảm thấy có gì đó uẩn khúc, anh ta liền chạy tới và hỏi chuyện.

Vị doanh nhân nghe xong liền đáp: "Tôi đã hỏi một số ngân hàng trước khi đến ngân hàng của anh. Tuy nhiên, két an toàn của họ rất đắt. Vì vậy, tôi sẽ cất những cổ phiếu này trong ngân hàng của bạn. Tiền thuê ở đây rẻ hơn nhiều, một năm chỉ tốn 6 xu".

Gửi tiền và tài sản trong két an toàn ở ngân hàng không phải là điều mới lạ. Điểm khác biệt là tư duy độc đáo của người Do Thái. Thông thường, mọi người thế chấp để được vay tiền, hy vọng được vay càng nhiều càng tốt với mức thế chấp ít nhất có thể. Để đảm bảo an toàn và lợi ích cho khoản vay, ngân hàng không bao giờ cho phép số tiền vay gần với giá trị thực của tài sản thế chấp.

tu-duy-vay-tien-cua-nguoi-do-thai-tan-dung-ke-ho-de-sinh-loi-2-114322.jpg

Do đó, ngân hàng chỉ quy định giới hạn trên của khoản vay, còn giới hạn dưới thì không. Có thể tận dụng “kẽ hở” này và thay đổi cách nghĩ để mang về lợi ích cho mình chính là sự khác biệt trong tư duy của người Do Thái.

Dân tộc này tâm niệm, 1 xu cũng là tiền, chỉ cần có cơ hội làm giàu, tại sao lại phải bỏ lỡ? Họ cho rằng, cả thế giới rộng lớn đều là thị trường để họ kiếm tiền. Vì thế, họ ìm cách kiếm tiền ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, không bao giờ bỏ lỡ cơ hội nào.

Nếu một người luôn buộc mình ở trong lĩnh vực mà anh ta quen thuộc, theo thời gian anh ta sẽ tự biến mình thành ếch ngồi đáy giếng, trí óc và tinh thần của anh ta cũng sẽ không cải thiện được. Biết vận dụng tri thức, không thể nào có chuyện bạn cả đời khốn khó.

Muốn mở rộng tầm nhìn và thoát ra khỏi vùng an toàn thì phải nỗ lực và cống hiến hết mình. Có hạnh phúc, thành công thì sẽ phải trải qua những nỗi đau, nhưng để hạnh phúc lâu dài thì những nỗi đau này sẽ không còn là vấn đề gì to lớn. Không ngại khó khăn, nắm bắt mọi thời cơ của cuộc đời là mấu chốt giúp con người chạm tới đỉnh cao của sự giàu có và thành công.