Mục tiêu trong 4 năm tới, doanh số TMĐT B2C (giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng) đạt 10 tỉ USD, chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Vào năm 2020 sẽ có 80% doanh nghiệp đưa của hàng của mình lên website và khoảng 30% dân số Việt Nam mua hàng qua online.

Viễn cảnh về một tưởng lai mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu một website bán hàng là không còn xa, bởi những lợi thế tuyệt vời mà hình thức cửa hàng truyền thống không thể đáp ứng đươc:

Tăng khả năng tiếp cận khách hàng

1/3 dân số Việt Nam đang sử dụng Internet, nếu doanh nghiệp không có website, rõ ràng đã đánh mất một lợi thế rất lớn của mà công nghệ mang đến cho chúng ta. Vô hình chung, khiến dịch vụ cũng như hoạt động của doanh nghiệp bị giới hạn. Với một website, doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Tăng tính tương tác

Với một website, doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng tìm kiếm một cách nhanh chóng các sản phẩm và hiển thị những dịch vụ mong muốn. Thông tin cung cấp trên trang website cần được duy trì liên tục, chính xác, trực quan (hình ảnh, video…) thường xuyên trả lời các câu hỏi thường gặp trong vấn đề giao dịch, và giải quyết kịp thời những phàn hồi từ khách hàng. Tăng tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng, giữ chân họ lại với doanh nghiệp lâu hơn.

Xúc tiến kinh doanh hiệu quả

Các phương án để xúc tiến kinh doanh thông thường là quảng cáo trên báo chí và các phương tiên thông tin đại chúng. Tuy nhiên, chi phí cho các loại hình này lại quá cao trong khi xây dựng một trang web riêng, doanh nghiệp chỉ phải mất một khoản nhỏ cho việc đầu tư và bảo trì trang thiết bị.

Nền tảng cho sản phẩm bán hàng

Mọi người luôn bận rộn với guồng quay của công việc vì vật họ có rất ít thời gian để đi mua sắm. Đó là lý do tại sao, mua sắm trực tuyến đang dần lên ngôi. Các trang web là nền tảng tốt để giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Điều này không chỉ phù hợp với khách hàng địa phương mà còn với khách hàng trên toàn thế giới.

 Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là điều đáng quan tâm của một doanh nghiệp và trang web sẽ giúp doanh nghiệp làm điều này. Nó phản ánh một hình ảnh chuyên nghiệp thông qua giao diện và các hoạt động của doanh nghiệp. Địa chỉ email, tên miền và cách giao tiếp với khách hàng qua web giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, tạo dựng thương hiệu và truyền bá hình ảnh trên toàn thế giới.

Xác định khách hàng tiềm năng

Tích hợp một số công cụ theo dõi hiện nay như SEO, Google Adwords, Google Analytic…giúp doanh nghiệp có được bức chân dùng rõ ràng hơn về khách hàng mục tiêu. Qua đó có những chiến lược kinh doanh hiệu quả, đánh trúng tâm lý khách hàng.

Tăng năng lực cạnh tranh

Một doanh nghiệp nhỏ có trong tay một trang web sẽ có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ “nặng ký” khác. Trên thực tế, các đối thủ cạnh tranh không có trang web thì các khách hàng sẽ có xu hướng chuyển sang những doanh nghiệp có trang web vì ở đó họ có thể thỏa mãn được nhu cầu mua bán của bản thân.

Cập nhật thông tin một cách nhanh chóng

Thông tin mới nên được chia sẻ với khách hàng và điều này trang web có thể hoàn thành một cách xuất sắc. Không chỉ cập nhật thông tin nhanh chóng, tải lên trang dễ dàng mà còn tốn ít thời gian cũng như công sức. Trước đây, khi doanh nghiệp có thông tin mới muốn được chia sẻ đến khách hàng thường sử dụng phương thức phát tờ rới quảng cáo. Tuy nhiên, với cách thức này doanh nghiệp phải chi trả một số lượng không nhỏ tiền in ấn, phát hành cũng như thời gian quảng bá. Nếu sử dụng trang web, doanh nghiệp chỉ cần thu thập thông tin, tải lên trang và chờ đón phản hồi.

Phân tích sản phẩm

Trang web có thể vừa sử dụng để quảng bá sản phẩm mới, kiểm tra tình hình phát triển của sản phẩm trên thị trường vừa tăng doanh số bán hàng cho các sản phẩm cũ. Khi những chỉ số thông tin được hiện thị trên trang web, doanh nghiệp có thể xác định vị trí sản phẩm của họ đang ở đâu, được đón nhận hay không, hiểu được những ưu nhược điểm để từ đó đề ra những bước đi đúng đắn.