Địa chỉ website là một địa chỉ vật lý cần có trên một website nếu muốn hoạt động trên internet. Địa chỉ này giúp khách hàng dễ dàng truy cập vào website của bạn. Bất cứ website nào đều không thể thiếu yếu tố quan trọng là địa chỉ hay còn gọi là tên miền, domain. Những thông tin liên quan đến địa chỉ website là gì, cách đăng ký địa chỉ website… sẽ có trong bài viết dưới đây.

Địa chỉ website là gì?

Địa chỉ website có các tên gọi khác là tên miền. Gọi bằng tiếng Anh là Domain. Khi bạn truy cập vào một website sẽ cần địa chỉ này để có thể tìm kiếm thông tin trên 1 website cụ thể. Địa chỉ website thường đảm bảo được tính rõ ràng, ngắn gọn và dễ nhớ. Mỗi website sẽ có một địa chỉ website khác nhau và không có 2 địa chỉ hoàn toàn giống nhau tồn tại trên internet.
Để giải thích dễ hiểu nhất, nếu website là ngôi nhà thì địa chỉ website chính là địa chỉ vật lý của ngôi nhà tồn tại. Nếu không có địa chỉ này thì ngôi nhà sẽ không ai có thể biết và tìm đến đúng ngôi nhà. Bạn sẽ cần website và cả địa chỉ website nếu như muốn có một “ngôi nhà” hoàn chỉnh trên internet. Ngoài ra sẽ cần đến hosting là server đảm nhiệm vai trò của một máy chủ truyền dữ liệu giữa trung gian giữa website và người truy cập.

Tại sao cần có địa chỉ website

Có 4 lý do để bạn cần đăng ký địa chỉ website cho web của mình:

  • Địa chỉ website chính là công cụ khách hàng dùng để truy cập vào một website cụ thể. Đây là con đường nhanh nhất để khách hàng tìm đến website của bạn nhanh chóng.
  • Tại địa chỉ website, bạn có thể tạo một hệ thống liên hệ chuyên nghiệp. Chẳng hạn như email mang địa chỉ của tên miền website. Doanh nghiệp sẽ đảm bảo uy tín và sự chuyên nghiệp với khách hàng. Đặc biệt các vấn đề liên quan đến quảng cáo trên hệ thống tiếp thị truyền thông cũng sẽ cần đến email và địa chỉ này.
  • Địa chỉ website là cách tốt nhất và duy nhất tiếp cận với thị trường thông qua Google. Nếu bạn không có địa chỉ website thì không thể tìm thấy website của mình trên các trình duyệt tìm kiếm.
  • Đặc biệt, địa chỉ website không thời gian thời gian hoạt động trong ngày. Sở hữu tên miền bạn có thể hoạt động bán hàng, tư vấn khách hàng trong và ngoài nước ở bất cứ khung thời gian nào trong ngày. Cửa hàng vật lý của bạn sẽ được mở rộng quy mô kinh doanh với thế giới internet công nghệ cao.

Các yếu tố cấu thành nên địa chỉ website

Một địa chỉ website sẽ được tạo nên bởi những yếu tố như sau:

  • Địa chỉ IP. Đây là một giao thức mạng dùng để truyền tải siêu văn bản HTTP. Hiện nay, siêu văn bản này đã được nâng cấp với các chứng chỉ an minh mạng SSL. Thêm chứng chỉ SSL sẽ tạo thành định dạng an toàn HTTPS. HTTPS được thịnh hành và lựa chọn nhiều hơn với mức độ bảo mật cao. Đặc biệt là các trang thương mại điện tử, web bán hàng, tổ chức chính trị, giải trí hiện nay đều đăng lý SSL để giao thức truyền tải siêu văn bản thành HTTPS.
  • Giao thức truyền tệp (FTP). Giao thức này được dùng để truyền tải email và các tệp tin.

Hai giao thức này sẽ được nằm tách biệt sau dấu 2 chấm. Phần còn lại là đường dẫn và tên tệp. Đây chính là địa chỉ để người dùng truy cập vào website dễ dàng hơn.

Những lưu ý liên quan đến địa chỉ website

Xây dựng và đăng ký địa chỉ website là một bước đi rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh online. Để có một tên miền đảm bảo vấn đề về SEO, dễ nhớ và mang dấu ấn thương hiệu cần phải nghiên cứu sâu về thị trường tên miền. Để có một tên miền đảm bảo yêu cầu thì ít nhất bạn phải có các tiêu chuẩn bên dưới:

  • Tên miền nên liên quan đến doanh nghiệp nếu dùng để quảng bá thương hiệu. Tên miền cũng có thể liên quan đến từ khóa chính dùng để SEO cho một hạng mục sản phẩm/dịch vụ nào đó. Tóm lại, tên miền phải mang tính bao quát và hướng đến các nội dung bạn sẽ thực hiện trên website của mình.
  • Tên miền không viết hoa, không nên có ký tự đặc biệt. Các dấu gạch dưới, gạch ngang, dấu hỏi chấm… không nên có trong địa chỉ trang web. Tuy nhiên, bạn có thể thêm ký tự số vào website, nhưng đừng nên quá 3 số vì sẽ khiến khách hàng rất khó nhớ tên miền.
  • Tên miền quá dài mặc dù không ảnh hưởng đến tốc độ truy cập nhưng người dùng sẽ khó nhớ. Một số người nhìn thấy tên miền dài đã không có ấn tượng tốt và không muốn truy cập.
  • Chọn công ty cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền uy tín, chuyên nghiệp. Mọi thủ tục để đăng ký địa chỉ website sẽ được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Tìm hiểu một vài thông tin về vòng đời tên miền

Có một điều quan trọng mà bạn cần phải biết khi đăng ký tên miền, đó là tên miền không thuộc quyền sở hữu vô hạn. Sau một thời gian hoạt động tên miền sẽ hết hạn và bạn cần phải gia hạn tên miền.

Một tên miền uy tín sẽ cung cấp cho thương hiệu sự uy tín, giúp nhận diện thương hiệu dễ dàng. Đặc biệt, tên miền có đuôi phù hợp với lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp khách hàng nhận diện nội dung dễ dàng hơn.

Mỗi vòng đời của tên miền sẽ hoạt động theo chu kỳ như sau:

  1. Tên miền chưa đi vào hoạt động và chưa được đăng ký bởi bất cứ đối tượng nào. Những tên miền này bạn có thể đăng ký và sử dụng hợp pháp.
  2. Tên miền đã được đăng ký và đi vào sử dụng bởi các cá nhân hoặc tổ chức nào đó.
  3. Duy trì sử dụng tên miền và gia hạn tên miền từ 1 năm trở lên. Tùy thuộc vào thời gian khi đăng ký địa chỉ website.
  4. Địa chỉ website sau khi hết thời gian đăng ký sẽ được thông báo để gia hạn tên miền.
  5. Tạm ngừng hoạt động nếu sau 5 ngày không đăng ký gia hạn. Tạm ngừng hoạt động sẽ kéo dài 35 ngày và sẽ ngưng hoạt động.
  6. Ở trạng thái này, tên miền sẽ ngưng hoàn toàn các hoạt động và trở thành tên miền tự do. Người dùng có thể đăng ký địa chỉ website mới với tên miền này.

Bạn nên đăng ký tên miền với cơ quan chức năng để bảo vệ được tên miền của mình. Tránh được những rủi ro khi vận hành website. Nếu có tranh chấp xảy ra bạn sẽ đảm bảo được tính hợp pháp cho tên miền của mình.